Tình hình nghiên cứu về cây xà lách trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống xà lách trong vụ xuân năm 2018 tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 28)

Trong lĩnh vực sản xuất rau trên thế giới có nhiều công trình và nhiều tác giả nghiên cứu về rau. Cùng với việc thay thế dần tập quán canh tác rau nhiều nước đã chọn lựa được nhiều dòng giống rau phong phú có chất lượng, năng suất cao đáp ứng được các điều kiện canh tác và nhu cầu tiêu dung trên thế giới. Một trong những trung tâm nghiên cứu về rau đó là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á (AVRDC) đã nghiên cứu và phân phối nhiều nguồn gen rau có uy tín cho các nước và địa phương trên thế giới. Đến năm 1993 có 67 quốc gia trên thế giới đã dùng mẫu và giống rau của AVRDC 17.618 mẫu rau được phân phối ra thị trường và 5.390 mẫu rau được trung tâm AVRDC thu thập để sử dụng vào mục đích nghiên cứu.

AVRDC cũng đã có 40.000 giống biểu tượng cho sự độc nhất về giá trị nguồn gốc giống rau trên thế giới và đã tiến hành khảo sát những đặc tính các giống rau ở Malaysia, Indonesia, Philippin và Thái Lan. Ngoài ra AVRDC đã có sự hợp tác quốc tế ở Nhật Bản về nguồn di truyền rau trong chu trình bảo tồn và sử dụng nguồn rau một mạng lưới canh tác ở miền nam Châu Á

- Về rau xà lách. E. D. Ward J. Ryder đã có nhiều nghiên cứu về giống rau xà lách trên thế giới. Theo ông có 5 dòng xà lách phổ biến là:

Xà lách quấn đầu (Crisphead), xà lách La Mã (Romaine or cos), xà lách láng dầu (Butterhead), xà lách măng (Stem lettuce), xà lách lá (Leaf lettuce).

- Những nhà lai tạo ở Califorlia đã chọn tạo được các dòng xà lách kháng được bệnh khô nâu, bệnh phấn trắng, bệnh khảm và bệnh cháy đốt.

- Ở Mỹ đã có những chương trình cải tạo xà lách nhằm vào các mục tiêu như: Tạo ra những dòng kháng cải thiện tạo ra các giống có chất lượng hình

thức ưa thích làm đồng dạng về kích cỡ và tạo giống rau thích nghi với những môi trường đặc biệt.

- Ở Úc Trung tâm Công nghệ Rau Quốc gia đã có những nghiên cứu về áp dụng IPM cho xà lách áp dụng nhiều biện pháp trong trừ sâu bệnh trên rau xà lách như: phương pháp canh tác, phương pháp sinh học, phương pháp hóa học và phương pháp cơ học [7].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống xà lách trong vụ xuân năm 2018 tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 28)