Khả năng tăng trưởng chiềucao cây của các giống xà lách thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống xà lách trong vụ xuân năm 2018 tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 46)

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, đồng thời nó phản ánh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong cây. Cây sinh trưởng tốt sẽ có chiều cao thích hợp, cân đối giữa tứng thời kỳ. Cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng khác, chiều cao cây biểu hiện sức sống, sự ra tăng tế bào. Chiều cao cây tăng nhanh chứng tỏ số lượng tế bào tăng nhanh, là cơ sở tăng năng suất sau này. Phát triển chiều cao cây nhằm tạo ưu thế cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô, có liên quan đến khả năng ra lá và chống đổ. Chiều cao cây là một đặc tính di truyền, tuy nhiên nó cũng tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình sinh trưởng. Cây sinh trưởng trong điều kiện đủ nước và dinh dưỡng, chiều cao cây tăng lên dẫn đến các yếu tố khác tăng theo và sẽ đạt năng suất cao hơn, phẩm chất tốt.

Năng suất xà lách chỉ cao khi cả chỉ tiêu số lá và chiều cao cây đều cao một cách hài hoà hợp lý. Nếu lá nhỏ bé thì xà lách sẽ lắm xơ hàm lượng dinh dưỡng trong rau xà lách thấp, chất lượng rau giảm. Chiều cao cây xà lách có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến năng suất. Chiều cao cây càng ngắn số lá trên cây càng nhiều. Nhưng ngược lại chiều cao cây càng dài thì mắt đốt càng thưa, số lá trên cây càng ít, năng suất sẽ thấp. Nếu chiều cao cây xà lách quá cao cây sẽ bị ra ngồng.

Qua theo dõi cho thấy chiều cao cây xà lách tăng trưởng như sau:

Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

Đơn vị: cm/cây

Chỉ tiêu Giống

Thời gian sau trồng...(ngày)

5 10 15 20 25 30 35 40 VA.099 10,9a 15,5b 18,5b 21,2c 23,1b 24,2b 25,4b 26,5b Đăm (ĐC) 3,6b 5,5c 7,7c 9,3d 10,0c 11,9c 12,8c 13,9c Xoăn dún cao sản 12,0 a 16,9ab 19,9b 22,4b 24,2b 25,3b 26,3b 27,3b Tím 12,8a 17,5a 21,3a 24,8a 27,3a 28,7a 30,6a 31,8a P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,0,5 LSD0.05 1,9 1,7 1,4 1,1 1,86 2,10 2,19 2,31 CV% 9,8 6,1 4,1 6,9 4,3 4,6 4,6 4,6

Hình 4.3. Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm

0 5 10 15 20 25 30 35 XLXCS XLĐ XLXDCS XLT 5 NST 10 NST 15 NST 20 NST 25 NST 30 NST 35 NST 40 NST Công thức thí nghiệm Chiều cao cây (cm/câ y)

* Nhận xét:

Qua số liệu trong bảng 4.5 cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách tham gia thí nghiệm.

Sau trồng 5 ngày chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau, biến động từ 3,6 đến 12,8 cm. Các giống đều có chiều cao cây cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống xà lách VA.099 (10,9 cm), giống xà lách xoăn dún cao sản (12,0 cm) và giống xà lách tím (12,8 cm) có chiều cao cây tương đương nhau.Thấp nhất là giống xà lách Đăm đạt (3,6 cm).

Sau trồng 10 ngày chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau biến động từ 5,5 đến 15,5 cm. Trong đó giống xà lách xoăn dún cao sản (16,9 cm) và giống xà lách tím (12,8 cm) cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm ở mức độ tin cây 95%. Giống xà lách VA.099 có chiều cao cây (18,5 cm) cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm (ĐC). Thấp nhất là giống xà lách Đăm (ĐC) 5,5 cm.

Sau trồng 15 ngày chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau biến động từ 7,7 đến 21,3 cm. Các giống đều có chiều cao cây cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống xà lách tím có chiều cao cây cao nhất đạt (21,3 cm), tiếp đến giống xà lách VA.099 (18,5 cm) và giống xà lách xoăn dún cao sản (19,9 cm) có chiều cao cây tương đương nhau. Thấp nhất là giống xà lách Đăm đạt (7,7 cm).

Sau trồng 20 chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau biến động từ 9,3 đến 24,8 cm. Các giống có chiều cao cây cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống xà lách tím có chiều cao cây cao nhất đạt (24,8 cm), tiếp đến giống xà lách VA.099 có chiều cao cây đạt (21,2 cm) và giống xà lách xoăn dún cao sản (22,4 cm) có chiều cao cây tương đương nhau. Thấp nhất là giống xà lách Đăm đạt (9,3 cm).

Sau trồng 25 ngày chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau biến động từ 10,0 đến 27,3 cm. Các giống có chiều cao cây cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống xà lách tím có chiều cao cây cao nhất đạt (27,3 cm), tiếp đến là giống xà lách VA.099 có chiều cao cây đạt (23,1 cm) và giống xà lách xoăn dún cao sản (24,2 cm) có chiều cao cây tương đương nhau. Thấp nhất là giống xà Đăm đạt (10,0 cm).

Sau trồng 30 ngày các công thức trong thí nghiệm đều có sự sai khác so với công thức đối chứng xà lách Đăm với mức tin cậy 95% cụ thể chiều cao cây biến động từ 11,9 đến 28,7 cm. Trong đó giống xà lách tím có chiều cao cây cao nhất đạt (28,7 cm) lớn hơn 16,78 cm so với công thức đối chứng xà lách Đăm, tiếp theo là giống xà lách xoăn dún cao sản với chiều cao cây (25,3 cm) lớn hơn 13,4 cm so với công thức đối chứng xà lách Đăm, cuối cùng là giống xà lách VA.099 với chiều cao cây (24,2 cm) lớn hơn 12,3 cm so với công thức đối chứng xà lách Đăm.

Sau trồng 35 ngày các công thức trong thí nghiệm đều có sự sai khác so với công thức đối chứng xà lách Đăm với mức tin cậy 95% cụ thể chiều cao cây biến động từ 12,8 đến 30,6 cm. Trong đó giống xà lách tím chiều cao cây cao nhất đạt (30,6 cm) lớn hơn 17,7 cm so với công thức đối chứng xà lách Đăm, tiếp theo là giống xà lách xoăn dún cao sản với chiều cao cây (26,3 cm) lớn hơn 13,5 cm so với công thức đối chứng xà lách Đăm, cuối cùng là giống xà lách VA.099 với chiều cao cây (25,4 cm) lớn hơn 12,6 cm so với công thức đối chứng xà lách Đăm.

Sau trồng 40 ngày chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau biến động từ 13,9 đến 31,8 cm. Các giống đều có chiều cao cây cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm (ĐC) ở mức tin cậy 95%. Trong đó giống xà lách tím có chiều cao cây cao nhất đạt (31,8 cm), tiếp đến giống xà lách VA.099 (26,5 cm) và giống xà lách xoăn dún cao sản (27,3 cm) có chiều cao cây tương đương nhau. Thấp nhất là giống xà lách Đăm đạt (13,9 cm).

4.3. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống xà lách thí nghiệm

Trong công tác chọn giống xác định sự khác nhau giữa các giống về phản ứng với sâu bệnh là rất cần thiết và quan trọng, là cơ sở cho công tác chọn giống nhằm tuyển chọn ra những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh mà vẫn cho năng suất cao.

Sâu bệnh hại là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng của cây trồng nói chung và cây rau xà lách nói riêng. Chỉ tiêu này phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm sóc, phân bón...và đặc biệt là tính chống chịu của từng giống.

Trong quá trình làm thí nghiệm đã theo dõi được tình hình gây hại của một số loại sâu bệnh hại chính như sau:

Bảng 4.6. Tình hình sâu hại trên các giống xà lách thí nghiệm

Chỉ tiêu

Giống

Sâu khoang Sâu xanh

Mật độ (con/m2) Mức độ hại (cấp) Mật độ (con/m2) Mức độ hại (cấp) Xoăn cao sản 0,56 1 0,67 1 Đăm (ĐC) 0,33 1 0,33 1 Xoăn dún cao sản 0,44 1 0,78 1 Tím 0,22 1 0,44 1 * Nhận xét:

Qua bảng 4.6 cho thấy các giống xà lách thí nghiệm có mật độ sâu hại ở mật độ thấp trong đó có 2 loại sâu hại chính là sâu khoang và sâu xanh. Đối với giống xà lách Đăm ( ĐC) thì sâu khoang và sâu xanh có mật độ như nhau 0,33 con/m2. Đối với giống xà lách VA.099 hai loại sâu khoang và sâu xanh có mật độ là 0,56 con/m2 và 0,67 con/m2. Đối với giống xà lách tím cả hai loại sâu khoang và sâu xanh có mật độ là 0,22 con/m2 và 0,44 con/m2. Đối với giống xà lách xoăn dún cao sản hai loại sâu khoang và sâu xanh có mật độ là 0,44 con/m2 và 0,78 con/m2.

4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

Năng suất là chỉ tiêu cuối cùng mà người trồng trọt quan tâm mong muốn. Năng suất rau là một chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng khác. Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chọn ra giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các giống xà lách thí nghiệm. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống.

Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quá trình sinh trưởng phát triển, các hoạt động sống diễn ra trong cây thu được trên một đơn vị diện tích hay một đơn vị cá thể. Như vậymuốn đưa năng suất cao lên cao phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

Chỉ tiêu Giống Khối lượng trung bình cây (kg) Khối lượng lá (g) Đường kính thân (cm) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) VA.099 0,23a 10,9 1,7b 51,9a 27,3a Đăm(ĐC) 0,14b 10,6 1,3b 31,5b 18,6b Xoăn dún cao sản 0,26a 10,8 2,1a 56,9a 26,9a Tím 0,13b 10,5 1,5b 29,0b 16,6b P <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05 0,05 - 0,4 10,9 4,6 CV% 13,4 12,5 11,6 12,9 10,3

* Khối lượng trung bình cây

Qua bảng 4.6 cho thấy khối lượng trung bình cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự sai khác nhau biến động từ 0,13 đến 0,26 kg/cây. Trong đó giống xà lách xoăn dún cao sản có khối lượng cây đạt 0,26 kg/cây và giống xà lách VA.099 có khối lượng cây cao nhất 0,23 kg/cây và cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%. Giống xà lách tím có khối lượng cây đạt 0,13 kg/cây tương đương với giống đối chứng xà lách Đăm (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%.

* Khối lượng lá

Các công thức trong thí nghiệm có khối lượng lá biến động từ 10,5 đến 10,9 g/lá. Ở giống xà lách VA.099 có khối lượng lá đạt 10,9 g/lá, tiếp theo là giống xà lách xoăn dún cao sản có khối lượng lá là 10,8 g/lá, giống xà lách Đăm (ĐC) có khối lượng lá đạt 10,6 g/lá. Cuối cùng là giống xà lách tím có khối lượng lá đạt 10,5 g/lá. Tuy nhiên khối lượng lá giữa các giống sai khác không có ý nghĩa (P>0,05).

* Đường kính thân

Các công thức trong thí nghiệm có đường kính thân biến động từ 1,3 đến 2,1 cm/cây. Qua xử lý thống kê cho ta thấy giống xà lách VA.099 và giống xà lách tím có đường kính thân tương đương giống xà lách Đăm (ĐC), giống xà lách xoăn cao dún sản có đường kính thân là 2,1 cm/cây cao hơn chắc chắn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu quan trọng để xác định tiềm năng cho năng suất thực thu của cây trồng. Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào mật độ cây/ha, số lá trên cây, khối lượng cây.

Kết quả từ bảng 4.6 qua xử lý thống kê cho thấy năng suất lý thuyết của 4 giống xà lách tham ra thí nghiệm dao động từ 29,0 đến 56,9 tấn/ha.Trong đó

giống xà lách xoăn dún cao sản có năng suất lý thuyết là 56,9 tấn/ha và giống xà lách VA.099 có năng suất lý thuyết là 51,9 tấn/ha cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%. Giống xà lách tím có năng suất lý thuyết là 29,0 tấn/ha tương đương với giống xà lách Đăm (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%.

* Năng suất thực thu

Năng suất thực thu của các giống xà lách phản ánh khả năng thích ứng của giống và nó là kết quả tổng hợp của cả quá trình sinh trưởng, phát triển của giống trong điều kiện sinh thái nhất định.

Năng suất thực thu của các giống xà lách tham gia thí nghiệm dao động từ 16,6 đến 27,3 tấn/ha. Năng suất thực thu của các giống có sự chênh lệch với năng suất lý thuyết là do bị sâu gây hại, điều kiện bất thuận của thời tiết....Qua bảng 4.6 cho thấy giống xà lách VA.099 là giống có năng suất thực thu đạt 27,3 tấn/ha và giống xà lách xoăn dún cao sản có năng suất thực thu đạt 26,9 tấn/ha cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%. Giống xà lách tím có năng suất thực thu đạt 16,6 tấn/ha tương đương với giống xà lách Đăm (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%.

4.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế

Hiệu quả kinh tế là điều cuối cùng mà nhà sản xuất mong đợi. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy, người nông dân làm việc vất vả để mong sao thu được vụ mùa bội thu, bán được nhiều sản phẩm với giá cao. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế lại phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm vấn đề đầu tư thâm canh, sử dụng nhân công lao động, giá cả đầu tư đầu vào và đầu ra của sản phẩm... Một loại cây trồng có năng suất cao chưa hẳn có hiệu quả kinh tế cao.

Vì vậy hiệu quả kinh tế luôn là điều kiện hàng đầu để người nông dân xem xét có nên ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới, các giống cây trồng mới, phân bón mới...vào trong sản xuất hay không.

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các giống xà lách tham gia thí nghiệm Đơn vị: đồng/ha Chỉ tiêu Giống Năng suất thực thu (tấn/ha) Giá (đồng/kg) Tổng thu (đồng) Tổng chi (đồng) Lãi (đồng) VA.099 27,3a 20.000 547.333.000 180.833.000 366.500.000 Đăm(ĐC) 18,6b 20.000 372.000.000 180.833.000 191.167.000 Xoăn dún cao sản 26,9a 20.000 538.666.000 180.833.000 357.833.000 Tím 16,6b 20.000 332.666.000 180.833.000 151.833.000 * Nhận xét:

Qua bảng 4.8 các công thức trong thí nghiệm có lãi suất khác nhau.Trong đó cao nhất là giống xà lách VA.099 cho hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 336.500.000 đồng .Tiếp theo là giống xà lách xoăn dún cao sản cho hiệu quả kinh tế đạt 357.833.000 đồng, giống xà lách Đăm (ĐC) cho hiệu quả kinh tế đạt 191.167.000 đồng và thấp nhất là giống xà lách tím đạt 151.833.000 đồng.

Cho thấy giống xà lách tím có lãi suất thấp (151.833.000 đồng) hơn các giống còn lại, vì đây là giống mới nên người tiêu dùng ít lựa chọn hơn và do năng suất thực thu của giống xà lách tím cũng không có hiệu quả cao so với ba giống còn lại. Giống xà lách Đăm được người tiêu dùng lựa chọn vì đây là giống truyền thống được sử dụng nhiều do đặc tính của nó giòn, ngọt...năng suất trồng cũng cao, lãi suất cũng ở mức độ trung bình (191.167.000 đồng). Giống xà lách VA.099 được lựa chọn nhiều hơn cả là do người tiêu dùng thích sử dụng loại xà lách này hơn, một phần là do các nhà hàng, do năng suất của giống xoăn cao sản cũng cao hơn, lãi suất cũng cao hơn (336.500.000 đồng). Những buổi tiệc sử dụng loại xà lách này nhiều hơn vì dễ bày với các món ăn, nhìn trông bắt mắt hơn, đẹp hơn, có tính thẩm mỹ cao nên được sử dụng nhiều hơn nên nhu cầu sản xuất cũng tăng dẫn tới năng suất và lợi nhuận cũng tăng theo.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả thu được qua quá trình theo dõi và phân tích kết quả từ các thí nghiệm đã thực hiện đánh giá các giống xà lách trong vụ Xuân năm 2018 tôi nhận thấy:

- Các giống xà lách có đặc điểm hình thái khác nhau: Giống xà lách VA.099 và xà lách xoăn dún cao sản có thân cao, lá màu vàng, không cuốn, thời gian sinh trưởng của giống dài từ 35 - 40 ngày. Giống xà lách Đăm có chiều cao cây thấp, lá có màu xanh nhạt, cuốn rất chặt có thời gian sinh trưởng ngắn từ 30 - 35 ngày. Giống xà lách tím có thân cây cao, lá có màu đỏ tím trông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống xà lách trong vụ xuân năm 2018 tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)