Kinh nghiệm phát triển chè Shan tuyết ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh cây chè shan tuyết hữu cơ tại hợp tác xã 19 5 tại xã thượng sơn, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 26 - 29)

* Chè Shan tuyết ở Lào Cai

Chè Shan tuyết được trồng ở Lào Cai chiếm 37,5% diện tích chè toàn tỉnh với 1.370ha, đây là giống chè bản địa, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng cao Lào Cai. Ngoài diện tích chè Shan tuyết trồng tập trung để chế biến công nghiệp, cây chè Shan tuyết tự nhiên có mặt ở hầu khắp các địa phương có độ cao từ 800 - 1800m, thuộc 31 xã của các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa và Bát Xát. Nơi phân bố của chè Shan tuyết núi cao tự

nhiên đều là các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, nơi có địa hình phức tạp. Những cây chè Shan tuyết phần lớn là những cây chè tự nhiên, có đường kính trung bình từ 10-20cm, nhiều cây có đường kính 40-50cm, được bà con bảo vệ, khai thác và chế biến theo phương pháp truyền thống nên có chất lượng cao. Những năm trước đây Lào Cai tổ chức trồng giống chè Shan tuyết phân tán vào các khu rừng phòng hộ theo chương trình 327, nhiều khu rừng chè Shan tuyết đến nay phát triển tốt: Tả Thàng, Cao Sơn, La Pá Tẩn v.v... cây mọc khá tập trung đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Như vậy, chè Shan tuyết là cây đa tác dụng, ngoài việc phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây chè Shan còn là cây có giá trị kinh tế, để người dân bảo vệ và phát triển vốn rừng.[3]

* Chè Shan tuyết ở Yên Bái

Yên Bái là tỉnh có địa hình dốc và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây chè, đặc biệt là chè Shan tuyết. Đã xác định là một trong những cây kinh tế quan trọng và lâu dài trên vùng đất đồi.Thực tế việc Sản xuất kinh doanh cây chè vào địa bàn tỉnh Yên Bái đã có từ những năm 1960. Đến nay, tổng diện tích gần 13 nghìn ha, với gần 20 nghìn hộ nông dân có thu nhập về chè; nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn được hình thành, sản phẩm chè Yên Bái được xuất khẩu vào nhiều nước trên thế giới. Nói đến chè Shan tuyết ở Yên Bái thì cây chè cổ thụ Suối Giàng (Văn Chấn) hay chè Shan tuyết Phình Hồ (Trạm Tấu) đã trở thành thương hiệu và được vinh danh Thương hiệu chè Việt. Nhưng chè Suối Giàng hay chè Phình Hồ chỉ là một phần nhỏ trong tổng số trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao. Sản lượng chè thu hái mỗi năm đạt trên 15.000 tấn búp tươi với giá bán cao gấp đôi giá chè vùng thấp, góp phần không nhỏ trong xóa đói nghèo ở các xã vùng cao còn đầy khó khăn.[3]

* Chè Shan tuyết ở Hòa Bình

Ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, quanh năm sương mù, vùng núi Pà Cò có cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc rải rác khắp 9 bản của xã. Những năm trước đây, chè Shan tuyết hoàn toàn bị lãng quên, rừng chè là bãi chăn thả gia súc, không ai quản lý. Đến năm 1999 UBND tỉnh Hòa Bình có dự án khôi phục vùng chè Shan tuyết và được bà con tích cực tham gia. Được đầu tư giúp đỡ bởi dự án 747 cũng như sự kết hợp của chính quyền địa phương và các công ty. Do đó đời sống bà con của vùng chè ngày một tăng lên.[3]

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng cho phát triển chè Shan tuyết ở tỉnh Hà Giang

- Rà soát chi tiết diện tích chè hiện có, đánh giá cụ thể chất lượng, tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại, năng suất, sản lượng… để làm cơ sở xác định đầu tư, quy hoạch, cải tạo, trồng mới và trồng dặm, hình thành các vùng chuyên canh cây chè...

- Xác định được tầm quan trọng của cây chè trong đời sống của người dân, trong những năm tới tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn.

- Giải pháp về vốn đầu tư thâm canh cải tạo và chế biến: vay vốn theo các nguồn vay của ngân hàng chính sách huyện cho hộ nghèo. Vay phân bón trả chậm, tranh thủ nguồn khuyến công đầu tư tại chỗ khuyến khích các hộ vay ưu đãi để xây dựng các xưởng chè chế biến mi ni tại các thôn bản xa nơi trung tâm để nâng cao chất lượng sản phẩm chè.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước và nội lực trong dân để đầu tư có hiệu quả vào việc phát triển chè Shan tuyết tại địa phương.

- Tạo điều kiện liên kết tốt vững chắc giữa 4 nhà; Phân vùng Sản xuất chè, Quan tâm doanh nghiệp, HTX hiện có tại địa phương. Yêu cầu doanh nghiệp phải quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, hợp đồng, đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm trực tiếp cho người dân.

PHẦN 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh cây chè shan tuyết hữu cơ tại hợp tác xã 19 5 tại xã thượng sơn, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 26 - 29)