Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh cây chè shan tuyết hữu cơ tại hợp tác xã 19 5 tại xã thượng sơn, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 33 - 40)

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Thực hiện đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã Thượng Sơn đã có nhiều chuyển biến từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Từng bước hoàn thành cơ cấu kinh tế theo phương hướng phát triển tiềm năng thế mạnh của địa phương. Các ngành khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, thông tin liên lạc, xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần quan trọng và tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nền kinh tế đã khởi sắc, tăng trưởng hàng năm khá ổn định, giá trị tăng trưởng từ sản xuất nông nghiệp nông thôn 10% - 11%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000.000đ/người/năm (năm 2015), lên 5.500.000đ/người/năm

(năm 2016). Bình quân giá trị GDP/ người/năm còn thấp, song luôn có hướng tăng dần năm sau cao hơn năm trước.

Trong những năm gần đây nền kinh tế đang được chuyển dần từ nền kinh tế thuần nông tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trường. Xã Thượng Sơn có 3 vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau: Vùng sâu vùng xa đồi núi chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây lâm nghiệp phục vụ cung cấp nguyên liệu cho nhà máy (chè Shan tuyết,keo, bạch đàn, tre diễn, mỡ,....); Vùng đất bằng, vùng ven suối để sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, ngô, khoai lang, các loại rau, đậu và cây công nghiệp ngắn ngày khác; Vùng đất có nước để nuôi trồng thuỷ sản.

* Về nông nghiệp

Trong những năm gần đây do tác động của sự hội nhập và sự phát triển kinh tế nên tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thượng Sơn có phần thay đổi nhưng diện tích đất nông nghiệp vẫn được đảm bảo ổn định, diện tích đất ruộng bị bỏ hoang trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Để phát huy được những tiềm năng trên Đảng ủy chính quyền địa phương đã có những định hướng và chỉ đạo trong sản xuất nông nghiệp một cách kịp thời, từng bước chuyển dịch nền sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế gia trại, trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích cây trồng giá trị kinh tế thấp thay vào đó là trồng những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn như: Đậu đỗ, ngô, rau sạch, mía... đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc sản xuất tập chung, sản xuất theo vùng tạo thương hiệu cho từng vùng, hợp tác ký kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đồng thời là quá trình chuyển giao công nghệ trong sản xuất, tổ chức tập huấn hướng dẫn người dân về kỹ thuật canh tác...

cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp nhờ đó tăng trưởng hàng năm vẫn được giữ vững và đang trên đà phát triển.

* Về lâm nghiệp

Trong những năm qua được sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình dự án 661, dự án PAM và chương trình 4 triệu ha rừng, Thượng Sơn đã tiến hành giao đất giao rừng đến các hộ để trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. Đến nay sản xuất từ nghề rừng đem lại thu nhập đáng kể cho người dân từ gỗ keo, bạch đàn làm nguyên liệu giấy vì vậy cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện và ngày càng được nâng cao. * Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Được sự quan tâm của nhà nước và chính sách đầu tư của tỉnh, của Huyện nên từ năm 2010 đến nay trên địa bàn xã dã có 6 dự án công nghiệp và bán công nghiệp được đầu tư xây dựng, thu hút được hàng nghìn lao động trong vùng, chủ yếu là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, cát sỏi, mành mộc...

* Về thương mại và dịch vụ

Về thương mại, dịch vụ, giá cả: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất trên địa bàn xã trong những năm qua thực hiện khá hiệu quả đem lại nguồn thu lớn cho địa phương và luôn thực hiện tốt các quy định sản xuất.

Nhưng trong thời gian gần đây giá cả các mặt hàng tăng làm ảnh hưởng đến sức mua của người dân, ví dụ như: Phân bón, thức ăn chăn nuôi… Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân, mà còn ảnh hưởng mạnh tới sản xuất của người dân. Nhất là hộ gia đình có mức độ đầu tư lớn cho sản xuất phải phụ thuộc vào nguồn vay vốn.

*Về ngành chăn nuôi

Trong những năm qua xã Thượng Sơn đặc biệt chú trọng tới ngành chăn nuôi như chăn nuôi, châu, bò gia cầm, thuỷ cầm, lợn... nhằm đáp ứng nhu cầu

cung cấp thực phẩm cho thị trường cho sức kéo. Ngoài ra còn cung cấp nguồn phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt góp phần tăng năng suất cây trồng. Trong những năm qua đã có nhiều gia đình đạt kinh tế trang trại, gia trại.

Từ tình hình kinh tế nói trên xã Thượng Sơn đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2018 là phát triển KT-XH với nhịp độ tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hình thành rõ nét kinh tế 6 - 2- 2 đó là (60% nông nghiệp, 20% tiểu thủ công nghiệp, 20% dịch vụ thương mại). Ngành phát triển nông nghiệp là ngành mũi nhọn của kinh tế địa phương, song bên cạnh vẫn tiếp tục chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại.

3.1.2.2. Điều kiện xã hội * Dân số và lao động

Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của xã Thƣợng Sơn năm 2016 Chỉ số Đơn vị Tổng số Cơ cấu

(%) 1.Tổng số hộ Hộ 1179 100 - Hộ nông nghiệp Hộ 873 74 - Hộ phi nghiệp Hộ 306 26 2.Tổng số khẩu Người 5572 3.Tổng số lao động chính Người 3523 100

- LĐ nông nghiệp Người 3054 86,7

- LĐ phi nghiệp Người 469 13,3

4.Một số chỉ tiêu bình quân

- Bình quân khẩu/hộ Khẩu 4,6

- Bình quân lao động/hộ Người/hộ 2,3 - Bình quân lao động NN/hộ người 2.6

5.Mật độ dân số bình quân Người/km2

47.39

Qua Bảng 3.3 cho thấy dân số toàn xã Thượng Sơn có 1179 hộ với 5572 khẩu. Trong đó hộ nông nghiệp là 873 hộ, chiếm 74%, hộ phi nông nghiệp là 306 chiếm 26%. Lao động chính của xã Thượng Sơn cứ 3523 người, thì có 3054 lao động nông nghiệp và 469 lao động phi nông nghiệp, mật độ dân số bình quân 47,39 người/km2.

Qua bảng 3.4 ta thấy trên địa bàn xã có 6 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao và Tày được phân bố theo 12 thôn bản, người dân sống giản di, chân chất, cần cù lao động, có ý thức dân tộc, đoàn kết và có truyền thống cách mạng, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng tạo nên nền văn hóa đa dạng.

Bảng 3.4: Thành phần dân tộc xã Thƣợng Sơn năm 2016

STT Dân tộc Tỷ lệ (%) 1 Dao 67% 2 Tày 25% 3 HMông 4% 4 Kinh 2% 5 Mường 1,2% 6 Thái 0.8% Tổng 100

(Nguồn: Ban thống kê UBND xã Thượng Sơn năm 2016) * Giáo dục

Xã Thượng Sơn có 01 trường THCS, 01 trường TH, 01 Trường mầm non. Điều kiện cơ sở vật chất trường học thường xuyên được nâng cấp, số lượng học sinh đến trường đảm bảo đúng độ tuổi, tỷ lệ lên lớp thẳng đạt 97%. Công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi được các cấp quan tâm thường xuyên. Công tác y tế học đường và giáo dục thể chất ngày được chú trọng, công tác xã hội giáo dục được đẩy mạnh. Đội ngũ giáo

viên được chuẩn hoá theo quy định. * Y tế

Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm, xã Thượng Sơn thường xuyên triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế, mục tiêu quốc gia, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa phương. Trạm y tế của xã Thượng Sơn được xây dựng đạt chuẩn quốc gia năm 2005 với diện tích xây dựng 250m2, có 6 giường bệnh, y sĩ 4 người, bác sĩ 1 người, cơ sở vật chất đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

* Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động văn hóa của xã trong những năm qua đạt kết quả tốt, các hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được phổ biến tới từng địa bàn dân cư. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, đời sống tinh thần trong nhân dân được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức và ngày càng phát triển. Thực hiện nếp sống văn minh. Ngoài ra, các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng được phát triển rộng rãi. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ do huyện tổ chức đều được xã tích cực tham gia. Các phong trào nhân đạo: Từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đều được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhằm củng cố tinh thần giao lưu đoàn kết chính quyền xã cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động thế thao cấp xã như giải bóng đá nam, giải cầu lông, tổ chức hội thao chào mừng các ngày lễ, tập hợp đông đảo các tầng lớp thanh thiếu niên tham gia phong trào rèn luyện thân thể khỏe mạnh để lao động sản xuất nâng cao đời sống vật chất, văn hóa trong nhân dân.

* Về giao thông thuỷ lợi và các công trình văn hoá phúc lợi của xã Thượng Sơn

+ Giao thông

Qua bảng 3.5 xã Thượng Sơn có một đường nhựa tư trung tâm xã đến đường quốc lộ 2 (Hà Giang - Hà Nội) và đường Thượng Sơn - Huyện Su Phì giao nhau giữa trung tâm xã Thượng Sơn có tổng chiều dài là 30 km. Từ UBND xã đi đến trung tâm các khu hành chính cơ bản rất thuận tiện cho các phương tiện giao thông đi lại. Đường liên thôn, liên xã được bê tông hoá 12 km và rải đá dăm là 5,6 km. Với hệ thống đường giao thông như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hoá dịch vụ góp phần cho phát triển kinh tế của địa phương

Bảng 3.5. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Thƣợng Sơn năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng

- Đường Huyện lộ Km 10

- Đường liên xã - liên thôn Tuyến 12

- Đường ô tô từ trung tâm huyện đến UBND xã T/sơn Km 30

- Số máy điện thoại cố định 446

2.Thuỷ lợi, trạm bơm tƣới tiêu Cái 02

- Trạm bơm tiêu Cái 01

- Máy bơm di động Cái 01

- Diện tích được tưới nước Ha 220

- Kênh mương bê tông hoá Km 7

3. Điện 02

- Trạm biến áp Trạm 02

- Số hộ dùng điện Hộ 890

4. Công trình văn hoá phúc lợi - văn hoá

- Bưu điện văn hoá xã Thượng Sơn Điểm 01

- Trường học Trường 03

+ Cấp tiểu học Trường 01

+ Cấp THCS Trường 01

+ Mẫu giáo, mầm non Trường 01

- Trạm y tế xã Thượng Sơn Cái 01

- Trạm truyền thanh Cái 01

+ Thuỷ lợi

Qua bảng 3.5 nhìn trung các công trình thuỷ lợi của xã Thượng Sơn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân do những năm gần đây tốc độ phát triển, việc xây dựng nhà ở, xây dựng đường giao thông chưa được quy hoạch chi tiết nên đã ảnh hưởng đến hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhiều chỗ đã làm tắc mương, cống gây ngập úng cục bộ cho diện tích cấy lúa, trồng ngô và các loại cây trồng khác của địa phương. Từ năm 2015 Đảng uỷ, chính quyền địa phương đã có chủ trương khắc phục khó khăn sửa chữa và khôi phục, khơi thông hệ thống kênh mương nội đồng và nâng cấp đập để chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Nhưng đến nay số diện tích được tưới chỉ đạt khoảng 91%, số diện tích còn lại phải nhờ nguồn nước tự nhiên và nhân dân phải dùng máy, bơm điện loại nhỏ khắc phục khó khăn để sản xuất.

+ Công trình văn hoá phúc lợi

Qua bảng 3.5 các công trình văn hoá phúc lợi của xã Thượng Sơn như Nhà văn hoá các khu hành chính, sân chơi TDTT, cơ bản đáp ứng được yêu cầu chung của địa phương về sinh hoạt cộng đồng, vụi chơi giải trí.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh cây chè shan tuyết hữu cơ tại hợp tác xã 19 5 tại xã thượng sơn, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)