Giới thiệu chung về công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Huỳnh Phan (Trang 27)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên giao dịch: HUYNHPHAN, LTD; Mã số thuế: 0312051426

Địa chỉ: 220/39 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Đại diện pháp luật: Huỳnh Hữu Trí

Ngày cấp giấy phép: 23/12/2001

Ngày hoạt động: 10/01/2002 (Đã hoạt động 14 năm) Điện thoại: 39608307

Fax: 0839608309

Email: npp.huynhphan03@gmail.com

- Tính đến nay, công ty đã tròn 14 năm tuổi, ra đời ngày 10/01/2002, sau 14 năm hoạt động công ty đã khẳng định uy tín vị thế của mình trên thị trường mua bán đường ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

- Công ty chuyên ngành kinh doanh các sản phẩm đường ăn và phân phối, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có trình độ, công ty cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm “chất lượng nhất với giá cả cạnh tranh nhất và dịch vụ tốt nhất”.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự

- Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Huỳnh Phan với cơ cấu nhân sự được bố trí rất khoa học, phù hợp với tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với pháp luật Nhà nước.

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 28

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty TNHH ĐT TM DV Huỳnh Phan

Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự

- Nhìn vào sơ đồ bộ máy quản trị ở trên thì ta thấy công ty được tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Ban giám đốc công ty trực tiếp quản lý bằng cách ra quyết định xuống các phòng ban, chi nhánh và quản lý tại mỗi chi nhánh lại truyền đạt nội dung xuống các nhân viên cấp dưới. Cơ cấu này có ưu điểm là đạt được tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết định quản lý, giảm bớt được gánh nặng cho người quản lý các cấp, có thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng người. Tuy nhiên, ban giám đốc công ty phải chỉ rõ nhiệm vụ mà mỗi phòng ban phải thực hiện, mối quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng để tránh sự chồng chéo trong công việc hoặc đùn đẩy công việc giữa các phòng ban. Trên thực tế, cơ cấu của tổ chức công ty không hề bị chồng chéo, dưới sự chỉ đạo thống nhất từ ban lãnh đạo, mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình và thực hiện được đầy đủ các mục tiêu của công ty đề ra, không có bộ phận nào chỉ huy hay thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận khác tránh sự chồng chéo trong khâu tổ chức và chỉ đạo sản xuất kinh doanh.

- Ngay từ khi thành lập, công ty đã không ngừng vươn lên hoàn thiện về mặt tổ chức, chất lượng dịch vụ và sản phẩm hàng hóa.

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 29 - Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ học vấn và chuyên môn cao, được đào tạo khá chu đáo bài bản công ty cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tốt nhất với giá cạnh tranh nhất.

Theo như sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức công ty như sau: ► Giám đốc công ty

- Trực tiếp điều hành công ty, có trách nhiệm quyền hạn cao nhất trong các hoạt động của công ty và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, phương hướng mục tiêu của công ty cũng như việc nâng cao đời sống người lao động.

► Phòng kinh doanh

- Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty.

- Theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tìm kiếm thị trường khách hàng, phân phối sản phẩm theo các kênh có sẵn, nắm chắc giá cả, lợi thế và hạn chế của các sản phẩm. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Xây dựng các chỉ tiêu ngắn, trung, dài hạn cho công ty. Triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.Thống kê phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch ở đơn vị. Định hướng chiến lược phát triển kinh doanh. Xây dựng kế hoạch kinh doanh, các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh...

► Phòng kế toán

- Chức năng cơ bản là chịu trách nhiệm về các dịch vụ tài chính, viết và thu thập các hóa đơn, số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của Giám đốc. Đảm bảo thực hiện thu chi tài chính đúng chế độ hiện hành của nhà nước và quy định về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các nghĩa vụ với Nhà nước bên cạnh đó phòng còn có chức năng đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng doanh lợi, bảo toàn và tăng vốn kinh doanh của công ty. ► Phòng hành chính

- Chịu trách nhiệm tổ chức, đào tạo và bố trí nhân sự phù hợp cho các phòng ban công ty, lo các thủ tục hành chính của công ty, quản lý và điều động nhân sự ở trong kho và bên giao nhận.

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 30

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính

Đơn vị tính: Người

Giới tính

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Nữ 23 43.4 26 38.2 27 37.5

Nam 30 56.6 42 61.8 45 62.5

Tổng

cộng 53 100 68 100 72 100

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính qua các năm 2013 – 2015

Đơn vị tính: %

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 31

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Đơn vị tính: Người

Độ tuổi (tuổi)

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Dưới 30 26 49.1 38 5.9 42 58.3 Từ 30 - 45 21 39.6 24 35.3 24 33.3 Trên 45 6 11.3 6 8.8 6 8.4 Tổng cộng 53 100 68 100 72 100 Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi qua các năm 2013 – 2015

Đơn vị tính: %

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 32

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Đơn vị tính: Người

Trình độ

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đại học – Cao đẳng 16 30.2 23 33.8 25 34.7 Trung cấp 14 26.4 19 28 19 26.4 Lao động phổ thông 23 43.4 26 38.2 28 38.9 Tổng cộng 53 100 68 100 72 100 Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn qua các năm 2013 – 2015

Đơn vị tính: %

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 33

2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng

* Nhiệm vụ

- Đối với khách hàng:

Thực hiện các đơn hàng cho khách một cách nhanh chóng, chất lượng. Thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng đúng với quy định và hợp đồng. Phân phối các sản phẩm đường nói chung nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với công ty:

Sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và phát triển nguồn vốn kinh doanh được giao thực hiện mục tiêu kinh doanh. Thực hiện sứ mệnh rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, tiềm lực và năng lực. Xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn. Chấp hành nghiêm túc chế độ an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời quan tâm đến lợi ích của người lao động.

* Chức năng

- Phân phối các dòng sản phẩm đường (đường ăn, đường cát trắng, đường vàng), mật rỉ của công ty.

- Thực hiện bán hàng theo các kênh phân phối của công ty như bán cho đại lý, bán hàng theo dự án, bán hàng theo kênh hiện đại và bán lẻ.

- Đáp ứng những đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng.

2.1.4 Sản phẩm, công nghệ, thị trường và đối thủ cạnh tranh

* Sản phẩm

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm và phế phẩm của ngành mía đường.

- Sữa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường. - Dịch vụ cho thuê kho bãi, vận tải.

* Thị trường

► Thị trường trong nước

- Khách hàng của công ty rất đa dạng nhưng chủ yếu là khách hàng nước ngoài, còn khách hàng tại thị trường Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên công ty đang xây dựng chiến lược mở rộng thị trường đầy tiềm năng này.

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 34 - Mạng lưới khách hàng của công ty được phân bố ở cả ba miền mà chủ yếu là miền Trung và miền Bắc thông qua hệ thống siêu thị Vinatex, Coopmart, cửa hàng bán sỉ - lẻ.

- Mỗi khách hàng khác nhau thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sẽ khác nhau, giá cả khác nhau. Công ty đưa ra chính sách kinh doanh, marketing phù hợp để duy trì lòng trung thành của khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới bằng việc cho ra những sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng cùng với chính sách giá cả hợp lý, phân phối nhanh chóng và có những ưu đãi tốt.

Biểu đồ 2.4: Tình hình tiêu thụ giữa các thị trường

Đơn vị tính: %

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 35 ► Thị trường xuất khẩu

Biểu đồ 2.5 Thị trường xuất khẩu của công ty qua các năm

Đơn vị tính: Tấn

Nguồn: Phòng kinh doanh * Đối thủ cạnh tranh

Bảng 2.4: Mô thức trắc diện cạnh tranh tổng hợp của Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Huỳnh Phan với một số đối thủ khác tại địa phương và TP HCM Các nhân tố thành công Mức độ quan Đường Quảng

Ngãi Huỳnh Phan

Mía đường Cần Thơ

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 36 trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Thương hiệu 0.2 3 0.6 3 0.6 4 0.8 Thị phần 0.17 2 0.34 3 0.51 4 0.68 Vị trí kinh doanh 0.15 3 0.45 3 0.45 4 0.6 Khả năng tài chính 0.16 3 0.48 3 0.48 4 0.64 Sản phẩm, dịch vụ cung cấp 0.2 2 0.6 2 0.6 3 0.8 Chế độ chăm sóc khách hàng 0.12 2 0.24 2 0.24 2 0.24 Tổng số 1.0 2.71 2.88 3.76

Nguồn: Phòng kinh doanh

2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2013-2015 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh 2013-2015

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu 1,998,746,892 2,884,132,960 3,476,824,816 Chi phí 1,626,486,750 2,316,758,126 2,785,217,235 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 37 Lợi nhuận 372,260,142 567,374,834 691,607,581

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 38

2.2 Thực trạng hoạt động tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Huỳnh Phan đầu tư thương mại dịch vụ Huỳnh Phan

2.2.1 Thực trạng hoạt động tuyển dụng 2.2.1.1 Hoạt động tuyển mộ 2.2.1.1 Hoạt động tuyển mộ

* Nguồn

Hiện tại Công ty Huynh Phan tuyển nhân viên từ các nguồn sau:

- Thân nhân, người quen của nhân viên trong công ty: Những nhân viên trong công ty khi biết công ty có nhu cầu ở các vị trí họ giới thiệu cho thân nhân và người quen của họ vào công ty để làm. Người lao động từ nguồn này có ưu điểm là dễ thích ứng nhanh với công việc và với công ty do có sự hướng dẫn nhiệt tình từ người quen hoặc thân nhân của họ, dễ tin cậy. Tuy nhiên, người lao động từ nguồn này thường có trình độ chuyên môn không đảm bảo, cần phải được đào tạo lại.

- Từ các trung tâm ứng dụng dịch vụ lao động: Các trung tâm này làm cầu nối giữa công ty với người lao động. Công ty gửi đến trung tâm bảng nhu cầu lao động với từng vị trí cụ thể mà công ty đang cần, công ty sẽ trả cho trung tâm các mức phí tương ứng với các vị trí được tuyển đúng tiêu chuẩn và số lượng theo thỏa thuận giữa công ty với trung tâm. Tuy nhiên do các trung tâm này ít am hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty nên cũng khó tìm được người đủ tiêu chuẩn, vả lại các trung tâm thường chạy theo mức phí trên số lượng nên giới thiệu đến công ty những lao động không đảm bảo yêu cầu.

- Các lao động tự nộp đơn xin việc: Người lao động nộp đơn xin việc đến công ty khi đọc được bảng thông báo tuyển dụng của công ty. Nguồn này có ưu điểm thu hút được lao động ít theo hướng thiên vị và rất công bằng, tuy nhiên nguồn này thường không đảm bảo nhu cầu về số lượng.

- Điều động, thuyên chuyển nội bộ: Nhân viên trong công ty được điều chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác có nhu cầu hoặc thăng chức lên vị trí cao hơn. Nguồn này có ưu điểm là nhân viên đã gắn bó với Công ty, đã có kinh nghiệm làm việc, thích ứng tốt với môi trường làm việc cũng như văn hóa Công ty nên họ có thể bắt đầu công việc mới nhanh hơn. Tuy nhiên có nhược điểm là dễ dẫn đến

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 39 mất căn bản nhu cầu lao động về số lượng và Công ty phải tuyển thêm người để bổ sung vào vị trí còn khuyết.

Nhận xét chung

Công ty có nguồn tuyển dụng còn hạn hẹp, kém linh động mặc dù vậy Công ty vẫn có nhiều cố gắng để tìm kiếm lao động để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, tuy nhiên về lâu dài thiết nghĩ công ty nên mở rộng hơn nữa nguồn tuyển dụng.

* Nhu cầu

- Hằng năm, mỗi bộ phận sẽ xem xét nhu cầu nhân sự của bộ phận mình phụ trách trong năm vừa qua rồi sau đó lên danh sách nhu cầu tuyển dụng cho phòng nhân sự để phòng nhân sự lập kế hoạch và thực hiện theo form đã đề ra, sau đó trình lên BGĐ xem xét.

Nhu cầu tuyển dụng được xem xét dựa trên nhu cầu của từng phòng ban và được xác định trên cơ sở sau:

1. Kế hoạch kinh doanh của công ty, phòng, ban, đơn vị. 2. Các yêu cầu, đòi hỏi về chuyên môn.

3. Thực trạng nguồn nhân lực của công ty.

4. Tìm kiếm nhân viên có năng lực vào các vị trí quan trọng. 5. Tạo cơ hội việc làm cho các ứng viên có nhu cầu tìm việc. 6. Mở rộng quy mô kinh doanh của công ty.

7. Đẩy nhanh tiến trình hoạt động kinh doanh.

- Công tác dự báo nhu cầu nhân lực được công ty thường xuyên tiến hành dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình biến động nhân lực trong Công ty.

- Những nhu cầu đột xuất trong công ty thường phát sinh do sự biến động nhân sự thường vì những lí do sau:

+ Vì hoàn cảnh gia đình nhân viên phải xin nghỉ việc: Bị tai nạn, bệnh tật, chuyển nơi ở,…

+ Bị kỹ luật đuổi việc.

+ Chuyển công tác sang bộ phận mới trong công ty.

Đối với nhu cầu lâu dài được dự báo dựa vào kế hoạch phát triển lâu dài và chiến lược kinh doanh của Công ty.

SVTH: Nguyễn Thị Lệ Quyên 40 Hiện Công ty có nhu cầu tuyển dụng chủ yếu ở bộ phận sản suất khoảng 5 lao động và một nhân viên cấp quản lý.

Nhận xét: Công ty đã cố gắng dự báo nhu cầu nhân lực nhưng chưa có cách thức để có thể xác định nhu cầu tuyển dụng một cách cụ thể, rõ ràng.

2.2.1.2 Hoạt động tuyển chọn

* Tiêu chuẩn tuyển dụng: Sau đây là những tiêu chuẩn mà công ty đang áp dụng - Đối với khối quản lí: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trình độ:

▪ Có trình độ Cao đẳng trở lên

▪ Đã qua lớp trung cấp chuyên nghiệp ▪ Đã qua trường lớp quản lý kinh tế

▪ Ưu tiên những người biết hai ngoại ngữ trở lên + Về năng lực:

▪ Có năng lực tổ chức và chỉ huy các hợp đồng sản xuất kinh doanh, xây dựng và quản lý một cách năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm

▪ Biết tổng hợp và phân tích các hoạt động của công ty và tìm ra phương hướng

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Huỳnh Phan (Trang 27)