2025, tầm nhìn 2030
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
nghiệp và dịch vụ nông thôn
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật đất đai và chính sách đất
đai của Nhà nước và của tỉnh, thành phố đến toàn thể người dân trên địa bàn, đảm bảo
sử dụng đất đai đúng theo quy định của pháp luật và sử dụng có hiệu quả.
Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật để người dân nắm vững Luật Đất đai, chính sách đất đai của UBND thành phố Điện Biên Phủ; sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường. Quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh dịch vụ. Tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính trong việc thu hút đầu tư. Xây dựng cơ chế ưu tiên, ưu đãi đối với các nhà đầu tư có sử dụng nhiều lao động, chú trọng đến bảo vệ môi trường.
Cần có cơ chế chính sách khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhằm bù lại phần diện tích đất nông nghiệp do bị chuyển mục đích sử dụng; cơ chế chính sách khuyến khích nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch các vùng chuyên canh tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, chủ trọng công tác quy hoạch và sử dụng, quản lý đất đai, khuyến khích tích từ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện giao đất, cho thuê, chuyển nhượng đất đai ngày càng có hiệu quả.
Cần triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các ngành, các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành mình, lĩnh vực mình, nhưng không phá vỡ khung khống chế đất đai theo kế hoạch sử dụng đất của thành phố.
Khuyến khích tích tụ đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho thuê, góp vốn chuyển nhượng trực tiếp đất từ người dân cho các doanh nghiệp. Thành phố Điện Biên Phủ cần có kế hoạch rà soát những hộ không có nhu cầu sản xuất tạo quỹ đất sạch thu hút doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, nhân rộng mô hình nông dân góp vốn bằng đất, cho thuê đất hoặc chính quyền đứng ra làm trung gian tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đất.
Thứ ba, thực hiện đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện yên tâm sản xuất, kinh doanh cho người dân trên địa bàn. Thành phố Điện Biên Phủ cần đôn
đốc, chỉ đạo các cấp, cơ quan hữu quan đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ dân sau khi thực hiện DĐĐT; cần xác lập quyền sử dụng về đất đai, quyền sở hữu kinh tế liên quan đến đất đai tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn yên tâm đầu tư, sử dụng đất đai có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Thứ tư, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ thỏa đảng đảm bảo lợi ích cho người dân trong diện đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi. Để đảm bảo lợi ích cho người dân có đất
nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi, thành phố Điện Biên Phủ cần điều chỉnh giá đất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn phù hợp với giá thị trường và công bằng giữa các vùng, các khu vực; đảm bảo người dân có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống và sản xuất.
Thứ năm, tăng cường công tác, kiểm tra và giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, phát
hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm về đất đai trên địa bàn: Cần
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp ở các xã theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm, đồng thời phát hiện và kiến nghị điều chỉnh những bất hợp lý trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai hợp lý với hiệu quả kinh tế cao. Cần có chế tài xử lý kịp thời và nghiêm các trường hợp vi phạm, không thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án nông nghiệp và thu hồi các dự án chậm triển khai hoặc không hiệu quả.
Thứ sáu, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất:Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để thâm canh, thay đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi đảm bảo phát triển bền vững. Trong quá trình khai thác, sử dụng đất nông nghiệp phải canh tác phù hợp với điều kiện của từng khu vực trong thành phố. Kết hợp nông – lâm – thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Phát triển nông nghiệp gắn
với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: Giao thông, thuỷ lợi, cơ sở chế biến thị trường tiêu thụ...Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới.