Giải pháp hoàn thiện chính sách chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng có giá trị

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (Trang 59 - 60)

2025, tầm nhìn 2030

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng có giá trị

kinh tế cao

Thứ nhất, cần xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chính là động lực để

phát triển kinh tế địa phương. Thành phố Điện Biên Phủ cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông viên ở các xã, bản. Thực hiện vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Thứ hai, thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các lĩnh vực trồng trọt, chăn

nuôi, thủy sản... trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế của từng địa phương gắn với mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu; phù hợp với các Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được UBND thành phố Điện Biên Phủ phê duyệt đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Đối với giống cây trồng, tiếp tục mở rộng vùng diện tích sản xuất giống lúa chất lượng cao tại cánh đồng Mường Thanh để cung ứng giống trên địa bàn thành phố và ngoài thành phố. Thực hiện khảo nghiệm lựa chọn các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng tốt đáp ứng với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó mở rộng diện tích, quy mô cho phù hợp như: Bưởi diễn, Thanh Long, Xoài, Nhãn, Khoai tây, Khoai sọ...Đối với cây trồng lâm nghiệp, ưu tiên phát triển cây trồng có giá trị cao như cây Mắc ca, Trám, Keo...Đối với vật nuôi chất lượng cao, thực hiện chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lượng, số lượng các con giống có năng suất, chất lượng tốt như: Trâu, bò, lợn, dê, gà. và con nuôi thủy sản có lợi thế như:trắm cỏ, rô phi đơn tính, trê lai, cá tầm, tôm, lươn, ếch,... nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài thành phố. Thực hiện rà soát các quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa

Thứ ba, cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ công nghệ kỹ thuật, trang thiết bị cho

hệ thống các cơ sở, trại sản xuất và cung ứng giống cây trồng vật nuôi hiện có. Đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ điều kiện sản xuất ra giống tốt, sạch bệnh đáp ứng nhu cầu sản xuất của địa phương và các huyện, tỉnh lân cận. Tăng cường hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở, trại sản xuất giống cây trồng/vật nuôi tại địa phương.

Thứ tư, cần có các chính sách hỗ trợ tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương

hiệu và quảng bá sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao. Muốn vậy, thành phố cần thực hiện: Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng cây trồng/vật nuôi có giá trị kinh tế cao; tăng cường phối hợp, liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh lân cận; hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản như: Gạo Tâm Sáng, Gạo Tám thơm Điện Biên,Gạo Séng Cù Điện Biên, Mật ong Hoa Ban...

Thứ năm, cần bổ sung và ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi cơ

cấu cây trồng/vật nuôi có giá trị kinh tế cao đối với các hộ nông dân để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Trong đó, tập trung hỗ trợ chủ yếu cho các hộ nông dân trong việc đưa các giống cây trồng/vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao. Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, vốn, kinh phí mua giống, xây dựng chuồng/trại, phục vụ sản xuất, kinh doanh cho các hộ khi thực hiện chuyển đổi. Thực hiện khen thưởng hộ nông dân điển hình, tiên tiến khi thực hiện hiệu quả chuyển đổi cây trồng/vật nuôi có giá trị kinh tế cao trên địa bàn thành phố.

Thứ sáu, cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về giống, chọn, nhân giống và

chế biến giống. Áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao và hàng chế biến, giá trị gia tăng cao. Xây dựng các mô hình trình diễn về công nghệ sản xuất giống; công nghệ sinh học. Thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát điều kiện chăn nuôi, vệ sinh môi trường.

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (Trang 59 - 60)