Giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (Trang 60 - 61)

2025, tầm nhìn 2030

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh

Thứ nhất, tăng cường đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp,

công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn. Muốn vậy, cần tăng cường nguồn vốn đầu

tư cho nông nghiệp công nghệ cao bằng việc thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn thông qua cơ chế thu hút các quỹ đầu tư, tổ chức, cá nhân, các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn cần phải mang tính trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải; tập trung nguồn lực đầu tư vào các chương trình, dự án khả thi, đem lại giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất trên địa bàn thành phố đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của thành phố về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng v.v; sàng lọc các dự án triển khai chậm và không hiệu quả.

Chú trọng công tác dự báo nhu cầu thị trường cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Quan tâm đầu tư phát triển ngành khoa học và công nghệ nói chung và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ nói riêng để làm nòng cốt cho phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, trước mắt tập trung phục vụ phát triển nông nghiệp. Tăng cường mối liên kết giữa 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.

Thứ hai, tăng cường nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh và tạo cơ chế thuận lợi về thủ tục, lãi suất, mức vay và thời gian vay phù hợp với từng đối tượng vay vốn, đảm bảo vốn vay sử dụng có hiệu quả ở khu vực nông thôn. Để thực hiện được cần

tập trung vào các vấn đề sau:

Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả nguồn vốn đầu tư (vốn ngân sách, vốn tín dụng...) đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của thành phố; từ đó xác định được những ngành, địa phương (xã, bản) nào đầu tư hiệu quả hay kém hiệu quả để có những chính sách điều chỉnh đầu tư cho phù hợp.

Hệ thống ngân hàng, TCTD trên địa bàn cần tiếp tục cải cách, đổi mới quy trình cho vay, đơn giản các thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân, DN và HTX tại địa phương tiếp cận vốn mà vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Thực hiện hỗ trợ hộ nông dân, DN và tiếp cận vốn vay thuận tiện, dễ dàng hơn thông qua việc tăng cường thông tin rõ ràng, cụ thể và chi tiết về vốn vay, điều chỉnh lãi suất thấp xuống trong khi tăng lượng vốn cho vay đối với trung hạn và dài hạn đồng thời kéo dài thêm thời gian cho vay đối với khoản vay trung và dài hạn đối với các dự án nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)