* Thành phần bài thuốc : [15,20,25]
Bảng 3 : Thành phần bài thuốc “ Nhị Trần Thang ”
STT Vị thuốc Hàm lượng Hình ảnh 1 Bán hạ Typhonium trilobatum Schott Họ Ráy Araceae 20g Bộ phận dùng: rễ củ [21]
2
Bạch phục linh Poria cocos Wolf
Họ Nấm lỗ Polyporaceae 16g Bộ phận dùng: quả thể của nấm Bạch linh 3 Trần bì Pericarpium Citri Reticulatae Họ Cam (Rutaceae) 8g Bộ phận dùng : Dùng phần vỏ quả quýt đã chín 4 Cam thảo Glycyrrhiza uralensis Họ Đậu Fabaceae 4g Bộ phận dùng: rễ cam thảo
(*) Phân tích từng vị thuốc trong bài thuốc : : [15,20,24]
Vị thuốc Tính vị, quy kinh Công năng, chủ trị Kiêng kị Bán hạ - Tính vị : Vị cay, tính ấm - Quy kinh : Tỳ, vị - Làm ráo thấp, trừ đàm, chỉ ho : dùng trong đàm thấp: ho nhiều đàm; chữa viêm khí quản mạn, hoặc kèm mất ngủ, hoa mắt - Giáng nghịch cầm nôn : dùng trong khí nghịch lên mà gây nôn
- Tiêu phù, giảm đau, giải độc : dùng ngoài trị rắn cắn sưng đau Chứng táo nhiệt. PNCT thận trọng Bạch phục linh - Tính vị : Vị ngọt, nhạt, tính bình - Quy kinh : Tỳ, thận, vị, tâm, phế - Lợi thủy, thẩm thấp : dùng trong tiểu tiện bí, đái buốt, nhức, nước tiểu đỏ, hoặc đục, lượng nước tiểu ít, phù thũng
- Kiện tỳ : dùng trong tỳ hư nhược gây ỉa lỏng - An thần : dùng trị tâm thần bất an, tim loạn nhịp, hồi hộp, mất ngủ, hay quên
Trần bì - Tính vị : Vị đắng, cay, tính ấm - Quy kinh : Tỳ, phế - Hành khí, hòa vị : dùng trong đau bụng do lạnh - Chỉ nôn, chỉ tả : dùng khi bụng ngực đầy trướng, ợ hơi buồn nôn - Hóa đàm ráo thấp, chỉ ho, hoặc chữa chứng bí tích, bứt rứt trong ngực; chữa viêm khí quản mạn tính
- Hạt quýt (quất hạch): vị đắng tính bình, tác dụng hành khí sơ can ; dùng trị bệnh sán thống (đau ruột non, đau tinh hoàn, thoát vị bẹn)
- Lá quýt: vị đắng tính bình; trị bệnh nhọt ở vú, vú kết hòn cục, sườn ngực đau; chữa phong thấp cước khí
Ho khan, âm hư không có đàm
Cam thảo - Tính vị: vị ngọt, tính
bình.
- Quy kinh : can, tỳ, thông hành 12 kinh
- Ích khí, dưỡng huyết : dùng trong khí huyết hư nhược mệt mỏi thiếu máu - Nhuận phế chỉ ho : dùng trong đau hầu họng, viêm họng cấp, mạn, Tỳ vị thấp trệ, sôi bụng, đầy bụng. Dùng lâu dễ
viêm amidan hoặc ho nhiều đàm
- Tả hỏa giải độc : dùng trong bệnh mụn nhọt đinh độc sưng đau.
- Còn có vai trò dẫn thuốc và giải quyết 1 số tác dụng phụ trong đơn thuốc :
Cam thảo có tác dụng điều hòa tính hàn, nhiệt của phương thuốc: phương thuốc nhiệt quá mạnh → làm giảm nhiệt; quá hàn → làm giảm hàn VD : trong bài Tứ nghịch thang (phụ tử, can khương, cam thảo): cam thảo hòa hoãn sức ôn nhiệt của phụ tử và can khương
- Hoãn cấp thỉ thống : dùng trong đau dạ dày, đau bụng, gân mạch co rút
b) Chủ trị bài thuốc : Chứng ho nhiều đờm, ngực đầy, tim tức, nôn ọe, rêu dày mạch hoạt.
c) Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang sắc nước chia 2 lần uống d) Gia giảm:
– Nếu phong đàm gia: Nam tinh, Bạch phụ tử, Tạo giác, Trúc lịch. - Nếu hàn đàm dùng Bán hạ, chế và tẩm nước cốt Gừng.
- Nếu hoả đàm gia: Thạch cao, Thanh đại. – Nếu thấp đàm gia: Thương truật, Bạch truật. – Nếu táo đàm gia: Qua lâu, Hạnh nhân.
– Nếu thực đàm gia: Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc. – Nếu lão đàm gia: Chỉ thực, Mang tiêu, Hải thạch. – Nếu khí đàm gia: Hương phụ, Chỉ xác.
e) Sản phẩm trên thị trường : Nhị trần hoàn [17] Công thức :
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 200 g Bán hạ (Rhizoma Pinelliae)(chế) 200 g Bạch linh (Poria) 120 g Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 60 g
- Bảo quản : Để nơi khô, mát, trong bao bì kín.
- Công năng, chủ trị : Táo thấp, trừ đờm, lý khí, hòa vị. Chủ trị: Ho, đờm nhiều, ngực và thượng vị trướng tức, buồn nôn, nôn.
- Cách dùng, liều lượng hoàn nhị trần : Hằng ngày 2 lần, uống mỗi lần từ 9g đến 15g.