- Dùng điều trị thể can thận âm hư
Biểu hiện: chóng mặt, ù tai, lưng gối mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, đạo hãn, miệng khô, mất ngủ, hay quên. Chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Bảng 17 : Thành phần bài thuốc “Lục vị địa hoàng hoàn” STT Vị thuốc Hàm lượng Hình ảnh 1 Thục địa Rehmannia glutinosa Libosch Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) 8 lạng Bộ phận dùng : Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae) 2 Sơn thù Fructus corni Họ Sơn Thù (Cornaceae) 4 lạng Bộ phận dùng: Quả chín khô, bỏ phần hạt 3 Sơn dược Dioscorea hamiltonii. Họ: Củ nâu Dioscoreaceae 4 lạng
Bộ phận sử dụng: phần rễ củ 4 Đan bì Cortex Paeoniae Suffuticosae. Họ: Mao Lương (Ranunculaceae) 3 lạng Bộ phận sử dụng: vỏ rễ 5 Trạch tả Alisma plantago aquatica L. Họ: Trạch tả (Alismaceae) 3 lạng Bộ phận dùng: Rễ củ 6 Phục linh
Poria cocos Wolf
Họ Nấm lỗ Polyporaceae 3 lạng Bộ phận dùng: quả thể của nấm Bạch linh
* Phân tích từng vị thuốc trong bài thuốc: [15,20,24]
Bảng 18 : Đặc điểm từng vị thuốc trong bài thuốc “ Lục vị địa hoàng hoàn ”
Vị thuốc Tính vị, quy kinh
Công năng, chủ trị Kiêng kị
Thục địa - Tính vị: vị ngọt, tính ấm - Quy kinh: tâm, can, thận
- Tư âm, dưỡng huyết dùng trong các trường hợp thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, tân dịch khô sáp, mắt khô rom, nứt nẻ môi, râu tóc sớm bạc, lưng đau, gối mỏi - Sinh tân dịch, chỉ khát, dùng trong bệnh tân dịch hao tổn, háo khát
- Nuôi dưỡng và bổ thận âm, dùng trong các trường hợp chức năng thận âm kém (thận âm bất túc), dẫn đến ù tai, di mộng tinh, tự hãn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết hư sinh đau đầu
Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng Đan bì - Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn
- Thanh nhiệt lương huyết, thuốc do đắng, lạnh, có thể nhập vào phần huyết, có tác
Không dùng cho những người có kinh nguyệt
- Quy kinh: tâm, can, thận
dụng thanh huyết nhiệt: dùng đối với các chứng chảy máu như thổ huyết, chảy máu cam, ban chẩn - Thanh can nhiệt, khi kinh can bị nhiệt, xuất hiện kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đau đầu, hoa mắt, sườn đau tức, lưỡng quyền hồng
- Hoạt huyết, khứ ứ: dùng trong các trường hợp bế kinh, tích huyết, chấn thương sưng tím đau nhức cơ cân - Giải độc: dùng cho các bệnh mụn nhọt, sưng đau, do nhiệt độc thịnh - Hạ huyết áp: dùng trong các bệnh cao huyết áp, bệnh xơ cứng động mạch, động mạch đáy mắt bị xơ cứng teo thoái, cao huyết áp do gan
nhiều hoặc phụ nữ có thai âm hư ra nhiều mồ hôi
Sơn thù - Tính vị: vị chua, chát, tính hơi ôn
- Ích thận cố tinh: dùng khi thận hư, liệt dương, di tinh, tai ù, tai điếc, tiểu nhiều đau
Những trường hợp thấp nhiệt, tiểu tiện không
- Quy kinh: can, thận
lưng, đau gối
- Cố biểu liễm hãm: dùng sau khi ốm dậy biểu hư, ra nhiều mồ hôi
- Cố tinh chỉ huyết: dùng cho phụ nữ thể hư, tiểu cầu giảm, kinh nguyệt nhiều
lợi thì không dùng Trạch tả - Tính vị: vị ngọt, tính hàn - Quy kinh: can, thận, bàng quang
- Lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt: dùng để chữa các bệnh tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái dắt, trị phù thũng - Thanh thấp nhiệt ở đại tràng: dùng chữa ỉa chảy - Thanh thấp nhiệt ở can: dùng trong các bệnh đau đầu, nặng đầu, váng đầu, hoa mắt. Ngoài ra còn có tác dụng ích khí, dưỡng ngũ tạng Sơn dược -Tính vị: vị ngọt, tính bình - Quy kinh: tỳ, vị, phế, thận - Kiện tỳ, chỉ tả: dùng trong trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn uống kém, ỉa chảy
- Bổ phế: dùng trong trường hợp khí phế hư nhược, hơi thở ngắn, người mệt mỏi; ngoài ra còn có tác dụng chỉ
Những người có thực tà thấp nhiệt thì không dùng
- Ích thận, cố tinh: dùng khi thận hư, dẫn đến mộng tinh, di tinh, tiểu tiện không cầm được; phụ nữ bạch đới - Giải độc, trị bệnh sưng vú, đau đớn Phục linh - Tính vị: vị ngọt, nhạt, tính bình - Quy kinh: tỳ, thận, vị, tâm, phế - Lợi thủy, thẩm thấp: dùng trong các bệnh tiểu tiện bí, đái buốt, nhức, nước tiểu đỏ, hoặc đục, lượng nước tiểu ít, người bị phù thũng. - Kiện tỳ: dùng trong bệnh của tạng tỳ bị hư nhược, gây ỉa lỏng, thường phối hợp với đẳng sâm, bạch truật, hoàng kỳ có trong thành phần của bài tứ quân. - An thần: trị tâm thần bất an, tim loạn nhịp, hồi hộp, mất ngủ, hay quên; thường phối hợp với viễn chí, long nhãn, toan táo nhân.
b. Công năng: tư bổ âm của can thận.
c. Chủ trị: Trong quá trình mắc bệnh mạn tính thấy can thận bất túc, thận âm
đường tiết niệu cảm nhiễm mạn tính, nước đái đường, huyết áp cao và thần kinh suy nhược thường lấy bài thuốc này làm cơ sở rồi gia giảm thêm.
d. Cách dùng: Liều lượng nói trên dùng làm thuốc hoàn, luyện với mật làm
hoàn, hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, ngày dùng 8-16 gam, chia 2 lần uống với nước muối nhạt. Trong lâm sàng cũng dùng làm thuốc thang, đun sắc chia 2 lần uống.
e. Gia giảm: Bài này là phương thuốc cơ sở của bổ thận tư âm, trong lâm sàng
thấy triệu chứng âm hư, thường dùng bài này gia giảm thêm.
- Nếu thấy triệu chứng can huyết hư thì gia thêm Đương quy, Bạch thược (tức Quy thược địa hoàng hoàn) để dưỡng huyết nhu can.
- Nếu kèm theo phế thận khí hư, ho thở mạnh thì gia thêm Ngũ vị (tức Thất vị đô khí hoàn) hoặc gia thêm Mạch môn (tức Mạch vị độc khí địa hoàng hoàn) để liễm phế nạp thận v.v...
- Một vài vị thuốc có công dụng tương tự có thể thay thế như Thủ ô thay được Địa hoàng, Ngũ vị, Câu kỷ tử, Thỏ ti tử tùy theo bệnh tình có thể thay thế Sơn thù. Tóm lại, ứng dụng bài này có thể phỏng theo cách chữa mà thay đổi vị thuốc.
f. Sản phẩm trên thị trường: HOÀN LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG – Traphaco [26]
- Dạng bào chế: hòn
- Quy cách đóng gói: hộp 1 vỉ x 10 hòn - Tuổi thọ: 36 tháng
- Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Traphaco
*Thành phần:
Cho 1 viên hoàn 10 gam:
Hoài sơn: 0,96g
Sơn thù: 0,96g
Mẫu đơn bì: 0,71g
Phục linh: 0,71g
Trạch tả: 0,71g
Tá dược (mật ong) vừa đủ 1 viên
*Công dụng:
Tư âm bổ thận. Dùng trong trường hợp thận âm suy tổn, thân hình gầy yếu, chóng mặt ù tai, lưng gối mềm yếu, cốt chưng, di tinh, mồ hôi trộm, người khô háo.
*Liều dùng-Cách dùng:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần một viên hoàn.
*Chống chỉ định:
Người thể hàn, tỳ vị h hàn.
Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
*Thận trọng:
Không dùng trong các trường hợp sau: Ăn không tiêu, đại tiện lỏng do hư hàn, cảm sốt, phụ nữ có thai, người đái tháo đường.
*Tác dụng phụ:
Chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ của thuốc gây nên.Nếu có bất thường khi dùng cần ngừng ngay và báo cho dược sỹ hoặc bác sỹ biết để xử lý.
*Sử dụng quá liều:
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Có thể dùng được thuốc khi đang lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác với các thuốc khác, các dạng tương tác khác: Chưa phát hiện tương tác của thuốc với các thuốc khác.
*Bảo quản:
Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng.
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận chúng em đưa ra một số kết luận sau:
- Phương pháp sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều trị bệnh nhân bị bệnh mỡ máu cao . Phương pháp này an toàn, hầu như không có tai biến và tác
- Mỗi một bài thuốc đều có cơ chế tác dụng lên từng thể bệnh khác nhau thuận tiện cho việc lựa chọn phương án điều trị sau khi chẩn đoán . Đó là 1 ưu điểm rất lớn của điều trị bằng y học cổ truyền.
KIẾN NGHỊ
- Nên sử dụng phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền để điều trị cho bệnh nhân mỡ máu cao . Có thể sử dụng rộng rãi phương pháp do có hiệu quả điều trị tốt, ít tác dụng phụ , giá thành không quá cao và ít tai biến.
- Tiếp tục nghiên cứu, lí luận, cải tiến phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền để đạt được hiệu quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền 2 tập, Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ môn Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền 2 tập, Nhà xuất bản Y học.
3. Hoàng Bảo Châu (1997),"Đàm thấp", Nội khoa YHCT, Nhà xuất bản Y học
4. Nguyễn Nhược Kim (1996), “Đàm và phương pháp điều trị đàm qua các bài thuốc cổ phương”, Tạp chí Y học cổ truyền số 11, tr 7 - 8
5. Nguyễn Thùy Hương (1993), “Tìm hiểu mối liên quan giữa chuyển hóa lipid và đàm ẩm”, Một số vấn đề lý luận về Lão khoa cơ bản, Nhà xuất bản Y học.
6. Nhà xuất bản Y học (2012), Hải Thượng Y tông tâm lĩnh. 7. Bộ Y tế (2009), Lão khoa Y học cổ truyền.
8. Nguyễn Thùy Hương (1993), “Tìm hiểu mối liên quan giữa chuyển hóa lipid và đàm ẩm”, Một số vấn đề lý luận về Lão khoa cơ bản, Nhà xuất bản Y học.
9. Nguyễn Lân Việt (2010), “Rối loạn lipid máu”, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học
10.Rader D.J. and Hobbs H.H. (2005), "Disorders of Lipoprotein Metabolism", Harrison's principles of Internal medicin .
11.Bộ môn hoá sinh Trường Đại học Y Hà Nội (2012), "Chuyển hoá lipid và lipoprotein", Hoá sinh, Nhà xuất bản Y học.
12.Bộ môn sinh lý Trường Đại học Y Hà Nội (2016) “Chuyến hóa lipid”, Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học.
13. Quyết định 5013/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, và kết hợp y học hiện đại
14.Bộ Y tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết- chuyển hóa”.
15.Giáo trình Dược học cổ truyền của Trường Đại học Dược Hà Nội – Bộ Môn Dược học Cổ truyền
16. Hương sa lục quân tử thang, trích xuất từ Hương sa lục quân tử thang (truongxuanduong.com)
17. Bộ Y Tế (2017), Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học.
18.Đặng, Đ. T. (2018). Đánh giá tác dụng phương pháp cấy chỉ trong điều trị hội chứng rối loạn Lipid máu thể đàm thấp tại Bệnh viện YHCT-Bộ Công an năm 2016 (Doctoral dissertation, H.: ĐHQGHN, Khoa Y-Dược). 19. Lương Y. Ngô Xuân Thiều, "380 bài thuốc đông y hiệu nghiệm." (1990),
Nhà xuất bản Thanh Hóa
20. Tân, H. D., & Tuấn, H. A. (2016). Phương tễ học, Nhà xuất bản Thuận Hóa.
21. Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc (thuocdantoc.vn) 22. Huyết Phủ Trục Ứ Hoàn - Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội.
(dongytinhhoa.vn)
23. Đỗ Quốc Hương, Trần xuân Thảo (2010), “Đánh giá tác dụng bài thuốc "Lục quân tử thang" trong điều trị hội chứng RLLP máu, trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng”, Y học thực hành .
24. Cần, T. D., & Quang, H. T. (2009). Phương Thang Y Học Cổ truyền. Nhà xuất bản Y học.
25. Kỳ, P. T. (2015). Dược liệu học: Sách đào tạo dược sĩ đại học. Tập 1,2. 26.Hoàn Lục Vị Địa Hoàng - Traphaco (healthvietnam.vn)
27.Tạ Thu Thủy (2016), “Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của cao lỏng Đại an”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
28. Bệnh viện Bạch Mai (2017), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Nội khoa” Cẩm nang nghiệp vụ của bác sĩ lâm sàng. Nhà xuất bản Y học năm 2017.
29. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học.
30. Bob Flaws, Philippe Sionneau (2005). The treatment of modern Western medical diseases with Chinese medicine, Blue Poppy Press.