- Thể tỳ hư đàm thấp : Dùng điều trị ngoại cảm phong hàn a) Thành phần : [15,20,25]
Bảng 15 : Thành phần bài thuốc “ Chỉ thấu tán ”
STT Vị thuốc Hàm
lượng
1 Kinh giới Elsholtzia cristata
Họ: Hoa môi Lamiaceae
8-12 gam
Bộ phận dùng: toàn bộ thân cây.
2 Cát cánh Platycodon grandiflorum Họ: Hoa chuông Campanulaceae 4-8 gam Bộ phận dùng: Rễ đã phơi kh 3 Tử uyển Aster tataricus Họ: Cúc (Asteraceae) 8-16 gam Bộ phận dùng: Bộ phận rễ và thân rễ của cây tử uyển
4 Bách bộ Stemona tuberosa Lour Họ: Bách bộ (Stemonaceae) 12 gam Bộ phận dùng: Rễ củ Bách bộ. Củ càng lâu năm càng có công dụng
chữa bệnh cao 5 Bạch tiền Radix et Rhizoma Cynanchi 8-12 gam Bộ phận dùng : Dùng rễ, thân rễ và thân trên mặt đất 6 Trần bì Pericarpium Citri Reticulatae Họ Cam ( Rutaceae ) 8-12 gam Bộ phận dùng: vỏ quả quýt chín
7 Cam thảo Glycyrrhiza uralensis Họ Đậu Fabaceae 4 gam Bộ phận dùng: rễ cam thảo
* Phân tích từng vị thuốc trong bài thuốc: [15,20,24]
Bảng 16 : Đặc điểm từng vị thuốc trong bài thuốc “ Chỉ thấu tán ”
Vị thuốc Tính vị, quy kinh
Công năng, chủ trị Kiêng kị
Kinh giới - Tính vị: vị cay, tính ấm - Quy kinh: phế, can - Giải cảm làm ra mồ hôi; dùng để trị các bệnh ngoại cảm phong hàn (có thể dùng cho cả ngoại cảm phong nhiệt)
- Giải độc, làm cho sởi đậu mọc; trị dị ứng mẩn ngứa - Khứ ứ, chỉ huyết (cầm máu)
- Khử phong chỉ kinh: dùng trong trúng phong cấm khẩu - Lợi đại tiểu tiện: dùng khi đại tiểu tiện bí táo
Những bệnh động kinh, sởi đậu mọc, mụn nhọt đã vỡ thì không nên dùng.
đắng, cay. Tính hơi ấm - Quy kinh: phế
với ho đàm
- Làm thông phế, lợi hầu họng: dùng khi khí phế bị tắc, hầu họng sung đau như viêm họng, viêm amidan. Hoặc ngực sườn đau như dao đâm
- Trừ mủ, tiêu ung thũng: dùng đối với phế ung, phế có mủ (áp xe phổi), ngực và cơ hoành đau, ho nôn ra đàm mủ. Ngoài ra còn tiêu trừ khí tích trong dạ dày, ruột
hư hỏa vượng ho lâu ngày, ho ra máu đều không nên dùng, dùng lượng lớn quá, sau khi uống, dẫn đến đau tâm, buồn nôn. Tử uyển - Tính vị: cam, khổ, ôn - Quy kinh: phế Tuyên phế, hóa đàm, chỉ khái. Chủ trị: ho và suyễn mới hoặc lâu ngày kèm nhiều đàm, hư hao
Không có thông tin Bách bộ - Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hơi ấm - Quy kinh: phế - Ôn phế, nhuận phế, chỉ khái: dùng cho bệnh ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, lao hạch có kết quả - Thanh tràng: trị viêm đại tràng mạn tính
- Giải độc, khử trùng: diệt giun kim, chấy rận
Những người dạ dày và ruột yếu, ỉa chảy, không nên dùng
Bạch tiền - Tính vị: vị ngọt, tính hơi ôn
- Quy kinh: phế
Thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp.
- Trị mụn nhọt lở ngứa ngoài da, ho do phế nhiệt, phong thấp.
- Trị trẻ nhỏ tâm và phế có phong nhiệt ứ trệ, ngực đầy - Trị tạng phế phong tà, da khô, nghẹt mũi, mũi khô, mũi đau
- Trị mắt có màng mộng, mắt nhìn không rõ
- Trị sinh xong bị trúng phong, cơ thể hư yếu.
- Chữa phong thấp nhiệt, vết thương chảy nước vàng, lở loét.
Tạng phủ hư hàn, ho khan do phế âm hư không dùng. Không kết hợp với các vị Ô đầu, Phụ tử. Trần bì - Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm - Quy kinh: tỳ, phế - Hành khí, hòa vị dùng đối với bệnh đau bụng do lạnh phối hợp với bạch truật, can khương.
- Chỉ nôn, chỉ tả: dùng khi bụng ngực đầy trướng, ợ hơi buồn nôn, hoặc phối hợp với bạc hà, tô diệp, hoàng liên.
Những người ho khan, âm hư không có đàm, không nên dùng.
- Hóa đàm ráo thấp, chỉ ho hoặc dùng chữa các chứng bí tích, bứt rứt trong ngực, chữa viêm khí quản mạn tính.
- Hạt quýt (quất hạch), vị đắng tính bình, tác dụng hành khí sơ can, dùng trị bệnh sán thống (đau ruột non, đau tinh hoàn, thoát vị bẹn). - Lá quýt vị ngọt, tính bình. Trị bệnh nhọt ở vú, vú kết hòn cục, sườn ngực đau. Ngoài ra còn dùng chữa bệnh phong thấp cước khí. Cam thảo -Tính vị: vị ngọt, tính bình - Quy kinh: can, tỳ, thông hành 12 kinh - Ích khí, dưỡng huyết, dùng trong bệnh khí huyết hư nhược mệt mỏi thiếu máu; phối hợp với đảng sâm, thục địa.
- Nhuận phế, chỉ ho: dùng trong bệnh đau hầu họng, viêm họng cấp, mạn tính, viêm amidan, hoặc ho nhiều đàm. Phối hợp can khương, mạch môn, xạ can. Nếu tỳ vị có thấp trệ, sôi bụng, đầy bụng không dùng. Cam thảo dùng lâu dễ bị phù nề.
- Tả hỏa giải độc: dùng trong bệnh mụn nhọt đinh độc sưng đau. Ngoài ra cam thảo còn đóng vai trò dẫn thuốc và giải quyết một số tác dụng phụ trong đơn thuốc.
- Hoãn cấp chỉ thống: dùng trị đau dạ dày, đau bụng, gân mạch co rút, phối hợp với bạch thược.
b) Công năng: chỉ khái, hóa đàm.
c) Chủ trị: Ngoại cảm khái thấu lâu ngày không khỏi sốt nóng rét nhẹ, ho
khó ra đờm.
d) Cách dùng: Nguyên là thuốc bột. Hiện tại dùng thuốc thang sắc nước
chia 2 lần uống. Ở Thượng Hải, người ta dùng phương này chế thành xi rô gọi là “Đĩnh thấu lộ”. Mỗi lần dùng 1 thìa súp, ngày 3-4 lần.
e) Gia giảm: Lâm sàng ứng dụng thường gia Bối mẫu, Hạnh nhân thì hiệu
quả càng tăng. Tùy chứng gia giả
- Nếu đau đầu, mũi tắc sợ lạnh, có biểu hàn nên gia Phòng phong, Tô diệp, Sinh khương phát tán biểu tà.
- Nếu đau đầu hơi ghê gió phát nhiệt, mồm đắng, họng đau, đờm vàng chất lưỡi đỏ, là nhiệt chứng nên gia Tang bì, Ngưu bàng tử, Bạc hà, Hoàng cầm, Sơn chi, Liên kiều một vài vị để tán phong nhiệt.
- Nếu ho khan đờm ít, nên bỏ Kinh giới, Trần bì, gia Tang bì, Qua lâu bì, Tỳ bà diệp để thanh phế, nhuận phế hóa đàm.
- Nếu ho khan nhiều đàm miệng nhạt, kém ăn ngực đầy, rêu lưỡi trắng trơn, nên gia Bán hạ, Phục linh để táo thấp hóa đàm.