Sự khác biệt theo thu nhập

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học đại nam (Trang 54 - 56)

Quá trình khảo sát đã phân loại đối tượng khảo sát thành các nhóm thu nhập khác nhau như [< 3 triệu]; [từ 3 triệu đến < 4 triệu]; [từ 4 triệu đến < 5 triệu]; [>= 5 triệu], tuy nhiên cở mẫu thu được là 167 mẫu, trong đó số lượng mẫu có

thu nhập < 3 triệu chiếm đến 84,4% nên không có điều kiện khảo sát hết cho từng nhóm thu nhập trên vì sốlượng mẫu cho từng nhóm sẽ nhỏ, không đủ mẫu để đạt độ tin cậy cho phân tích. Vì vậy trong phần đánh giá sự khác biệt theo thu nhập, tác giả sẽ phân đối tượng khảo sát thành 2 thành phần: thành phần thu nhập thấp [ < 3 triệu] và thành phần thu nhập cao [ >= 3 triệu ].

Bảng 4.13 Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập Kí hiệu

Thành phần

Giá trị trung bình Sig. (Kiểm

định Levene) định t – 2 đuôi) Sig. (Kiểm

Nữ Nam

HI Nhận thức sựhữu ích 3,82 3,89 0,273 0,535

RR Nhận thức sự rủi ro 3,79 3,69 0,528 0,541

CQ Chuẩn quan chủ 3,14 3,32 0,502 0,160

YD Ý định mua sắm trực tuyến 3,09 3,38 0,150 0,078

Nguồn: số liệu xử lý SPSS từ điều tra của tác giả 2013

Giá trị Sig trong kiểm định Levene của các thành phần HI (0,273), RR (0,528), CQ (0,502), YD (0,150) đều lớn hơn 0,05, cho biết phương sai của các nhóm Thu nhập cao – Thu nhập thấp là bằng nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed.

Giá trị Sig trong kiểm định t của các yếu tố đều lớn hơn 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là chưa có cơ sở cho thấy có sự khác biệt giữa thu nhập cao – thu nhập thấp về Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức sự rủi ro và Chuẩn chủ quan và Ý định mua sắm trực tuyến.

Kết luận: Trong bài nghiên cứu này, sự khác biệt về ý định mua sắm trực tuyến giữa những người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp là không có. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu trước đây về đề tài này, vẫn có sự khác biệt xảy ra giữa những khách hàng có thu nhập cao và khách hàng có thu nhập thấp. Điều này có thể là do tỉ lệ giữa người có thu nhập cao (15,6%) và thu nhập thấp (84,4%) trong bài nghiên cứu này chênh lệch quá lớn, và tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về sinh viên vì thế biến Thu nhập trong kiểm định sự khác biệt ở nghiên cứu này là chưa chính xác.

GIẢI PHÁP

Căn cứ vào mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên Internet đã phân tích trong phương trình hồi quy, căn cứ vào kết quả hồi quy, tác giả xin đề xuất các giải pháp gợi ý để các doanh nghiệp xem xét và thực hiện.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học đại nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)