9. Kết cấu của luận án
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
2.3.1.1. Về tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý chi ngân sách
Phân cấp quản lý chi ngân sách tỉnh Viêng Chăn đƣợc phân cấp ngày càng nhiều hơn về nguồn thu và nhiệm vụ chi, HĐND của tỉnh đƣợc giao quyền quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phƣơng, việc quản lý đầu tƣ XDCB và tăng thêm nhiệm vụ CTX đã đƣợc phân cấp mạnh hơn quyền tự quyết, giúp cho việc phân bổ tốt hơn nguồn lực công để cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho nhân dân địa phƣơng.
Thứ nhất, phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh đã làm tăng tính chủ động tích cực của CQĐP của tỉnh, cấp huyện hơn trƣớc.
Việc quy định cụ thể nhiệm vụ chi đã tạo điều kiện cho các địa phƣơng chủ động hơn trong việc xác định và phân bổ, sử dụng các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi đã đƣợc phân cấp, hạn chế một phần tƣ tƣởng trông chờ hay phụ thuộc vào NS cấp trên. Việc quản lý điều hành NS đã có nhiều tiến bộ, sử dụng NSĐP đã đi vào nề nếp, chủ động và hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng cấp trên can thiệp vào công việc của cấp dƣới. Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển KTXH, giữ vững quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị của tỉnh.
Thứ hai, đã phân cấp nhiều hơn cho tỉnh Viêng Chăn về nhiệm vụ chi NS Quy mô thu NS huyện tăng dần qua các năm. Cấp huyện đã chủ động hơn, hạn chế tình trạng trông chờ vào số thu bổ sung của NS của tỉnh. NS cấp huyện đã có dự toán thu chi thực sự và điều hành theo dự toán, giảm dần tình trạng lập dự toán hình thức. Các khoản thu, chi NS huyện đƣợc quản lý qua KBNN theo đúng trình tự và thủ tục quy định. Nhờ đó, đã góp phần hạn chế và ngăn ngừa đƣợc những tiêu cực trong quản lý NS cấp huyện. Vì vậy, hàng năm số thu nội địa của NSNN trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn năm sau cao hơn năm trƣớc và đều vƣợt dự toán do Bộ Tài chính giao. Số thu nội địa là nguồn quyết định số thu của NSĐP (chỉ một phần nhỏ số thu nội địa trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn thuộc về NSTW, thu từ khâu xuất khẩu, nhập khẩu và khoản thu phần lớn từ khai thác mỏ khoáng sản là khoản thu 100% của NSTW). Tốc độ tăng thu từ thuế, phí và lệ phí của NS cao hơn tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn.
Thứ ba, phân cấp quản lý NSĐP góp phần tăng cƣờng trách nhiệm của CQĐP các cấp từ tỉnh xuống cơ sở. Việc quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi và chỉ của tỉnh mới có thẩm quyền ban hành một số các chính sách chế độ thu, chi (trong giới hạn đƣợc Trung ƣơng phân cấp) đã góp phần hạn chế và đi đến xóa bỏ tình trạng các địa phƣơng cấp dƣới quy định các khoản thu, chi trái với quy định pháp luật.
Thứ tư, việc trao quyền nhiều hơn cho CQĐP trong quyết định các vấn đề về NS đòi hỏi địa phƣơng phải tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện NS. Các cấp CQĐP tỉnh Viêng Chăn đã thực hiện tốt hơn tính công khai minh bạch trong quản lý, điều hành NS, hạn chế một bƣớc tình trạng “xin - cho” trong phân bổ dự toán NS.
Nhìn chung, cơ chế phân cấp quản lý NSNN trƣờng hợp tỉnh Viêng Chăn, thời kỳ 2016 - 2020, đã từng bƣớc bám sát lý thuyết về phân cấp quản lý NSNN, bám sát Luật NSNN, đặc điểm về tự nhiên, KTXH của địa phƣơng và đƣợc đặt trong tổng thể điều kiện chung của cả nƣớc. CQĐP đã bƣớc đầu chủ động trong việc xây dựng và phân bổ NS cấp mình, chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng và bố trí chi tiêu NS hiệu quả hơn.
2.3.1.2. Về lập dự toán chi ngân sách
Một là, về lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách.
Lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách của tỉnh Viêng Chăn thời gian qua cơ bản đã đƣợc tỉnh Viêng Chăn tăng cƣờng và đạt đƣợc một số kết quả quan trọng sau:
- Định mức, chế độ, chính sách chi NSNN đã phù hợp hơn với nhu cầu, đặc điểm của địa phƣơng. Tỉnh Viêng Chăn đã xây dựng đƣợc hệ thống định mức phân bổ NS khá cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, phản ánh nhu cầu thực tiễn và phù hợp với nhu cầu của địa phƣơng. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, định mức chi đặc thù bên cạnh định mức phân bổ CTX làm cơ sở để phân bổ dự toán NS cho các đơn vị, các cấp trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn 2016 -2020.
- Định mức phân bổ NS CTX giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh đã cơ bản phù hợp với tình hình thực tế về nguồn thu NS, gắn bó hơn với kế hoạch phát triển KTXH, an ninh, quốc phòng của tỉnh, phù hợp với khả năng cân đối từ NSTW.
Kết quả điều tra, phỏng vấn các cán bộ tham gia trực tiếp quản lý CTX NSNN trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn đánh giá mức độ phù hợp về định mức, chế độ, chính sách CTX NSNN trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020 đƣợc tổng hợp trong bảng 2.11.
Kết quả điều tra phỏng vấn trong bảng trên cho thấy, trong tổng số 50 cán bộ phục trách quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn thì: (i) Định mức CTX NSNN tỉnh Viêng Chăn có 3 ngƣời cho là rất không phù hợp và không phù hợp, chiếm 6%. Định mức CTX đƣợc số cán bộ quản lý chi cho ở mức trung bình (không hẳn đã phù hợp hay không phù hợp) có 12 ngƣời đánh giá, chiếm 24%. Định mức CTX đƣợc đánh giá từ phù hợp đến rất phù hợp trên địa bản tỉnh, đạt 35/50 cán bộ, chiếm 70%. Định mức chi khác cũng đƣợc các cán bộ quản lý chi đánh giá tƣơng tự. Tỉnh Viêng Chăn đã tích cực thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, phát huy trách nhiệm của tất cả các tầng lớp dân cƣ trong phát triển giáo dục, mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác các tiềm năng về nhân tài vật lực trong xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục. Chủ trƣơng này, xét trên một góc độ nhất định đã góp phần giảm áp lực CTX NSNN cho sự nghiệp giáo dục và thể thao, tạo điều kiện để
tỉnh có vốn thực hiện những chƣơng trình trọng điểm của ngành giáo dục nhƣ: Xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, mở rộng giáo dục miền núi… tăng quy mô chi về đào tạo và huấn luyện cán bộ ngành giáo dục, cải cách chính sách lƣơng bổng.
Bảng 2.11. Đánh giá của cán bộtrong các cơ quan quản lý ngân sách về lập dự toán CTX ngân sách tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020
ĐVT: Người phỏng vấn
TT Nội dung điều tra, phỏng vấn
Tổng số
Mức độ đánh giá (Likert 5 điểm)
1 2 3 4 5
1 Định mức CTX NSNN tỉnh
Viêng Chăn 50 1 2 12 12 23
2 Định mức chi khác 50 2 2 9 22 15 Nguồn:Kết quả khảo sát và tính toán của nghiên cứu sinh Khamla, 2020.
Các khoản chi giáo dục và y tế đƣợc phân bổ công bằng hơn giữa các huyện. Chi sự nghiệp giáo dục và thể thao đảm bảo thực hiện các yêu cầu về chi trả lƣơng, phụ cấp giáo viên, chi thực hiện một số mục tiêu nhƣ phổ cập giáo dục đảm bảo tiêu chí biên chế sự nghiệp giáo dục, chi nâng cao chất lƣợng giáo dục nhƣ thay sách giáo khoa và thiết bị dạy học.
Chủ trƣơng tăng quyền tự chủ cùng với sự tăng trƣởng về quy mô và tỷ trọng chi sự nghiệp giáo dục và thể thao trong thời gian qua đã góp phần đem lại một số thành tựu nhất định trong hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh, cụ thể là: Tăng tỷ lệ trẻ em đến trƣờng; chất lƣợng giáo dục đào tạo, đặc biệt là các trƣờng phổ thông đƣợc cải thiện; đời sống của giáo viên đƣợc quan tâm hơn qua các bƣớc cải cách chế độ tiền lƣơng. Tỉnh đã thực hiện chính sách đãi ngộ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và hoàn thành chƣơng trình xóa mù chữ theo đúng mục tiêu Nghị quyết Trung ƣơng 3, khóa VIII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đề ra đồng thời đang thực hiện triển khai chƣơng trình phổ cập tiểu học trong cả nƣớc.
Các khoản chi NSĐP khác đã góp phần nâng cao mức sống hộ gia đình, mức độ cung cấp dinh dƣỡng đƣợc cải thiện.
Lập dự toán chi ĐTPT ngân sách của tỉnh Viêng Chăn thời gian qua cơ bản đã đƣợc Tỉnh tăng cƣờng và đạt đƣợc một số kết quản quan trọng sau:
- Chất lƣợng dự toán đã đƣợc cải thiện một bƣớc, tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB đã đƣợc điều chỉnh hợp lý hơn trong tỉnh. Việc lập dự toán ĐTPT tại tỉnh Viêng Chăn ngoài việc chấp hành Luật NSNN, các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, của UBND tỉnh và các văn bản hƣớng dẫn lập dự toán hàng năm, đã bƣớc đầu thích nghi với NS trung hạn, ổn định trong 03 năm, cho phép chuyển nguồn chi qua năm sau. - Vốn đầu tƣ cho các chƣơng trình trọng điểm của ngành y tế, ngành giáo dục và thể thao, an ninh, quốc phòng, xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng đầu ra cho nông sản... cũng đƣợc ƣu tiên phân bổ trong dự toán. Đặc biệt, việc cấp vốn triển khai Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở Viêng Chăn đƣợc ngƣời dân ủng hộ rất lớn cả vật chất lẫn tinh thần. Tỉnh đã chú trọng nhiều hơn vào giám sát khâu khảo sát thiết kế, áp định mức, đơn giá thẩm định và chuẩn bị tốt khâu đấu thầu do dự toán XDCB phức tạp, nhờ đó chất lƣợng lập, thẩm định dự án đã có chuyển biến tích cực, chất lƣợng hồ sơ dự án đƣợc nâng cao, rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tƣ của dự án. Sự phối hợp giữa các ngành và các địa phƣơng trong chu trình quản lý dự án đầu tƣ đã tốt hơn, từ khâu xác lập chủ trƣơng đầu tƣ, tổ chức lập và thẩm định dự án đến nghiệm thu công trình và thanh, quyết toán.
- Chế độ tạm ứng vốn của chủ đầu tƣ cho nhà thầu đã đƣợc thực hiện nghiêm túc, để tạo điều kiện cho nhà thầu triển khai thi công. Trong giai đoạn 2016 -2020, vốn đầu tƣ XDCB NS tỉnh Viêng Chăn đã đƣợc giải ngân tƣơng đối tốt (bình quân đạt 81% so với kế hoạch) UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý và đình chỉ, hoãn, cắt giảm phần khối lƣợng chƣa thực hiện để giảm áp lực bố trí vốn cho các dự án dở dang nhƣng chƣa thực sự cấp thiết. Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã dừng 05 dự án; tạm dừng, giãn tiến độ 21 dự án với số vốn 756.861 triệu kip để giảm áp lực bố trí vốn đầu tƣ. Đồng thời, kế hoạch đầu tƣ hàng năm đƣợc xây dựng trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc ƣu tiên tập trung trả nợ vốn XDCB, chỉ mở mới đối với một số nguồn vốn đã cơ bản hoàn thành việc trả nợ và đảm bảo nhu cầu vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ.
với những năm trƣớc đây và so với mặt bằng chung của cả nƣớc, tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn có xu hƣớng tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc.
Kết quả điều tra, phỏng vấn 50 cán bộ tham gia trực tiếp quản lý chi ĐTPT NSNN trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn đánh giá mức độ phù hợp về xây dựng dự toán các dƣ án trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020 đƣợc tổng hợp trong bảng 2.12.
Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộtrong các cơ quan quản lý ngân sách về lập dự toán chi ĐTPT ngân sách tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020
ĐVT: Người phỏng vấn
TT Nội đung điều tra, phỏng
vấn Tổng số
Mức độ đánh giá (Likert 5 điểm)
1 2 3 4 5
1 Định mức đầu tƣ cơ bản
NSNN tỉnh Viêng Chăn 50 1 2 14 18 15 2 Chế độ sử dụng tài sản công
trong tỉnh Viêng Chăn 50 3 0 5 26 16 3 Định mức chi khác 50 1 1 15 21 12
Nguồn:Kết quả khảo sát và tính toán của nghiên cứu sinh Khamla, 2020.
Kết quả điều tra phỏng vấn trong bảng trên cho thấy:
(i) Định mức đầu tƣ XDCB, có 3/50 cán bộ đánh giá là rất không phù hợp, chiếm 6%. Định mức ĐTXDCB đƣợc đánh giá từ phù hợp đến rất phù hợp trên địa bản tỉnh có 33 cán bộ, chiếm 66%.
(ii) Chế độ sử dụng tài sản công trong tỉnh Viêng Chăn. Định mức sử dụng tài sản công rất không phù hợp và không phù hợp có 8 cán bộ nhận xét, chiếm 16,0%. Định mức sử dụng tài sản công đƣợc các cán bộ quản lý chi đánh giá từ phù hợp đến rất phù hợp trên địa bản tỉnh, đạt 37 cán bộ, chiếm 74%.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Tỉnh Viêng Chăn đã nỗ lực chi tiết kiệm các khoản chi khác để tăng nguồn vốn ĐTPT. UBND vẫn duy trì tỷ trọng chi ĐTPT trong tổng chi NSĐP ở mức cao nhất có thể. Trong cơ cấu chi đầu tƣ, các khoản cấp phát đầu tƣ XDCB cho các công trình phi sản xuất, công trình kinh doanh không hiệu quả đƣợc loại bỏ dần. Tỉnh ƣu tiên kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tƣ những dự án, công trình trọng điểm của địa phƣơng, ƣu
tiên tăng vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng ở các huyện miền núi giáp với tỉnh Sayaboury.
Một số công trình, dự án trọng điểm đƣợc triển khai tích cực nhờ chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh. Các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống cầu đƣờng đều đƣợc nâng cấp, đầu tƣ xây dựng, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở. Giao thông nông thôn đƣợc cải thiện, đặc biệt là các tuyến vào các vùng sâu, vùng xa.
2.3.1.3. Về chấp hành chi ngân sách
Quá trình tổ chức thực hiện dự toán CTX ở các cấp, đơn vị đã có nhiều bƣớc biến chuyển tích cực, bám sát tiêu chuẩn dự toán và khả năng cân đối NS, cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhiệm vụ phát triển KTXH, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh khuyến khích các đơn vị thụ hƣởng NS thực hiện chế độ khoán kinh phí quản lý hành chính hoặc tự chủ tài chính. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc, các đơn vị đã thực hiện và phát huy hiệu quả việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp cho chi hoạt động thƣờng xuyên. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã góp phần thúc đẩy các đơn vị chủ động, sáng tạo trong việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và vị trí việc làm; ý thức, trách nhiệm về tiết kiệm trong việc sử dụng của công của các bộ, công chức đƣợc nâng lên. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đã tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính; chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch khi đƣợc cấp trên giao phù hợp; chủ động xây dựng phƣơng án sắp xếp tổ chức tinh gọn, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh, nâng cao hiệu quả hoạt động. Thu nhập của ngƣời lao động từng bƣớc đƣợc cải thiện, phân phối tiền lƣơng của đơn vị sự nghiệp đã gắn với hiệu quả, chất lƣợng công việc thông qua quy chế chi tiêu nội bộ.
Tỉnh đã nỗ lực cân đối các khoản chi tiêu một cách tiết kiệm và hợp lý, ƣu