9. Kết cấu của luận án
3.2.3. Yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách địa phƣơng tỉnh
3.2.3. Yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách địa phƣơngtỉnh Viêng Chăn tỉnh Viêng Chăn
Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển KT-XH địa phƣơng và thích ứng với những thay đổi nêu trên, quản lý chi NSNN của tỉnh Viêng Chăn trong giai đoạn đến năm 2030 cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, quản lý chi NSNN địa phƣơng phải đảm bảo kinh phí kịp thời và đầy đủ cho tỉnh Viêng Chăn thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tƣơng ứng của mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Đây là yêu cầu tất yếu khi hoàn thiện quản lý chi ngân sách tỉnh Viêng Chăn, bởi lẽ, chi ngân sách địa phƣơng là để phục vụ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc, các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các hoạt động ĐTPT và những hoạt động này đều cần nguồn kinh phí kịp thời và đầy đủ. Yêu cầu này đòi hỏi công tác quản lý chi ngân sách địa phƣơng phải đƣợc giải ngân đúng tiến độ theo yêu cầu công việc. Thêm vào đó, để thúc đẩy kinh tế tỉnh tăng trƣởng và phát triển bền vững, trong khi chƣa có những thay đổi mạnh ở các thành phần kinh tế khác, trong tƣơng lai gần vẫn phải tăng quy mô chi ĐTPT từ NSNN. Bởi vì, tăng chi đầu tƣ công trực tiếp làm tăng tổng cung, tổng cầu, không những đóng góp trực tiếp cho tăng trƣởng kinh tế, mà còn thu hút đầu tƣ tƣ nhân tăng trƣởng theo. Tuy nhiên, cần lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ từ NSNN để đạt đƣợc tác động lan tỏa tích cực nhiều nhất, đồng thời hạn chế tối đa cạnh tranh trực tiếp với đầu tƣ tƣ nhân, bởi vì việc tăng quy mô nguồn thu trong ngắn và trung hạn đƣợc dự báo là rất hạn chế, nên yêu cầu đặt ra
đối với quản lý chi NSNN cấp tỉnh là phải kế hoạch hóa đƣợc nhu cầu chi trên cơ sở đảm bảo các cân đối vững chắc về thu - chi, về vay nợ nhằm đảm bảo vừa ổn định, vừa thúc đẩy KT-XH phát triển.
Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu đầu tƣ tƣơng đối lớn, nên quản lý chi NSNN của tỉnh phải phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển ƣu tiên của địa phƣơng. Trong các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phƣơng sẽ có những nhiệm vụ cấp bách và những nhiệm vụ chƣa thực sự cấp bách, có những nhiệm vụ có tác động lớn đến nhiều đối tƣợng khác nhau và có những nhiệm vụ tác động ở phạm vi hẹp… Với nguồn lực tài chính có hạn, việc xác định thứ tự ƣu tiên là yêu cầu tất yếu. Theo đó, việc phân bổ NS giai đoạn tiếp sau cần thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc ƣu tiên phân bổ vốn đầu tƣ cho các dự án có hiệu quả lớn nhất, tác động lan tỏa tích cực nhất.
Ba là, hoàn thiện quản lý chi NSNN phải góp phần đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tƣ. Hiệu quả là yêu cầu tất yếu của mọi hoạt động quản lý kinh tế. Hiệu quả của hoạt động đầu tƣ của NSNN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hoạt động quản lý chi NSNN. Theo đó, dƣới góc độ quản lý chi NSNN thì cần lựa chọn các phƣơng thức sử dụng tài sản đầu tƣ đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất cho tỉnh Viêng Chăn.
Bốn là, quản lý chi NSNN cần từng bƣớc tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí đầu tƣ với kết quả cung cấp dịch vụ công. Gắn kết kinh phí đầu tƣ với kết quả càng chặt chẽ thì sử dụng nguồn NS càng có hiệu quả cao. Việc đánh giá, giám sát của ngƣời đóng thuế/ngƣời thụ hƣởng đối với chi NSNN cũng cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Năm là, quản lý chi NSNN cần phải hƣớng tới góp phần thực hiện các mục tiêu dài hạn của địa phƣơng. Trong khi thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của giai đoạn đến năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030, quản lý chi NSNN đồng thời phải tính đến mục đích phát triển lâu dài trên địa bàn, kết hợp hài hòa giữa ƣu tiên cho chi đầu tƣ phát triển ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, thúc đẩy phát triển đồng đều giữa các vùng, miền trên địa bàn với tập trung cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ở những khu vực có lợi thế và chi phí đầu tƣ thấp. Nâng cao mức sống của nhân dân phải dựa trên thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nâng cao nhận thức và kỹ năng lao động
với năng suất cao cho ngƣời dân.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNGTỈNH VIÊNG CHĂN, NƢỚC CHDCND LÀO