6. Kết cấu của luận văn
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
1.3.2.1 Yếu tố về kinh tế xã hội
Kinh tế xã hội và phát triển NNL là một mối quan hệ song song, nếu kinh tế xã hội phát triển thì việc đầu tư cho NNL cũng sẽ được tăng lên, tạo điều kiện và cơ hội cho sự nâng cao chất lượng NNL, và ngược lại thì nguồn nhân lực chất lượng cũng sẽ góp phần làm phát triển kinh tế- xã hội.
Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng NNL như đã nói ở trên. Các chỉ tiêu về tăng trưởng, lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động quản trị NNL tại DN. Kinh tế đất nước tăng hay giảm thì DN cũng phải có sự điều chỉnh về chiến lược cũng như hoạt động kinh doanh cho thích hợp dẫn đến sự thay đổi về chính sách quản trị nhân lực.
Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, kinh tế phát triển, tạo ra một thị trường lao động rộng lớn, cũng tạo ra thách thức, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn cho nhà quản trị nhân lực cũng như người lao động. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về số lượng cũng như chất lượng NNL, DN sẽ sớm bị đào thải hay tụt hậu so với các DN khác.
1.3.2.2 Yếu tố về khoa học công nghệ, kỹ thuật
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khóa học kỹ thuật công nghệ, người lao động đang dần phải đối mặt với lỗi lo không có việc làm do máy móc đang dần thay thế cho con người. Chính vì lẽ đó, sự tiến bộ về khoa học công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới nguồn tài nguyên nhân lực. Khi đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào các DN thì các DN cũng phải đầu tư vốn cao và phải tốn kém chi phí cho đào tạo nhân lực để vận hành được những thiết bị cao đó, đồng thời vì một vài khâu đã có máy móc đảm nhiệm nên sẽ dẫn đến việc DN phải đối mặt với tình trạng dư lừa lao động.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất lao động , rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí tiền lương do cắt giảm một số lượng nhân viên nhất định do bị máy móc thay thế. Tuy nhiên việc cho ra đời những công nghệ máy móc hiện đại đòi hỏi phải có NNL chất lượng cao mới có thể vận hành được. Điều này cũng dẫn đến việc để tránh bị đào thải thì người lao động cũng phải tự đi tìm tòi học hỏi thêm chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực bản thân, phù hợp với một xã hội phát triển.
1.3.2.3 Thị trường lao động
Những năm gần đây, thị trường lao động ở Việt Nam đã có những cải thiện nhất định, chất lượng người lao động được nâng cao, sức cạnh tranh của nguồn nhân lực được tăng lên, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số vàng, tỷ lệ người ở độ tuổi lao động rất cao, dân trí ngày càng được nâng lên, các cơ sở giáo dục đào tạo ngày càng được mở rộng. Đây là những yếu tố giúp cho nguồn cung lao động tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp. Mặc dù chất lượng nhân lực đã được cải thiện tuy nhiên nhìn chung vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm đa số, lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp. Ý thức tổ chức kỷ luật
của lao động Việt Nam chưa tốt, tính tự giác và tự chịu trách nhiệm trong công việc còn chưa cao, khả năng ngoại ngữ kém, khác biệt về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng sẽ là những rào cản đối với lực lượng lao động của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, với lực lượng lao động trẻ, năng động, chi phí lao động thấp, tỷ lệ lao động được đào tạo bài bản ngày càng tăng cao, nếu biết cách phát huy và sử dụng một cách hợp lý sẽ tăng chất lượng lao động và sức cạnh tranh trên thị trường lao động Việt Nam cũng như thế giới.
1.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn và có thể quyết định đến sự thành công hay thất bại của DN. Vì thế, sự cạnh tranh đòi hỏi các DN phải đủ mạnh mẽ về các nguồn lực để có thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, trên góc độ sử dụng nhân lực đặt ra yêu cầu và đòi hỏi mỗi DN cần phải nâng cao chất lượng NL, có những cơ chế và chính sách thích hợp nhằm thu hút và giữ chân được những lao động chất lượng cao trên thị trường lao động để có thể tạo ra được một đội ngũ NL đủ sức cạnh tranh cho DN.
Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị trong DN. Ngày nay, nhà quản trị không chỉ có cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh cả về nhân lực. Để DN có thể tồn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh với các DN đối thủ thì việc quản trị nhân sự một cách hiệu quả là việc phải làm. Để có thể làm được điều này, thì DN cần phải có chính sách, chế độ lương thưởng hợp lý, động viên khen thưởng kịp thời chính xác. Nếu DN không xử dụng nhân lực một cách hợp lý thì đối thủ cạnh tranh có thể lôi kéo được những người có trình độ cao về làm việc cho họ ngay cả khi mức lương thưởng rất tốt.
1.3.2.5 Sự phát triển của giáo dục – đào tạo
Ở một quốc gia có nền giáo dục – đào tạo phát triển thì quốc gia đó cũng phát triển. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua câu nói nổi tiếng của vị Tiến sĩ
triều Lê, Phụng trực đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài ký cho tấm bia Văn Miếu, tại Quốc Tử giám, cách đây 524 năm (1484- 2008), đã khẳng định vai trò của nhân tài trong việc hưng thịnh đất nước:"Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp
thêm nguyên khí".
Mức độ phát triển của giáo dục càng cao thì chất lượng và quy mô của NNL càng cao, năng suất lao động càng cao góp phần vào sự phát triển của DN cũng như sự lớn mạnh của một quốc gia.
Giáo dục – đào tạo tạo ra sự tranh đua trong xã hội và trong bối cảnh luôn có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động hiện nay, những lao động có trình độ kỹ năng tốt, tay nghề cao sẽ có lợi thế hơn nhiều so với những lao động có trình độ kỹ năng thấp, tay nghề kém. Do đó, những lao động có trình độ kém buộc phải nâng cao năng lực của mình và cách hiệu quả nhất là thông qua giáo dục, đào tạo nghề.
CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH TỪ LIÊM