6. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Quyết toán thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình ngân sách nhằ xác định kết quả
thực hiện các khoản thu trong dự toán ngân sách và chếđộ chính sách và các văn bản pháp luật về thu, trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý thu NSNN khi thực hiện
chính sách động viên của nhà nước. Từ đó đánh giá kết quả hoạt động của nă ngân sách đã qua rút ra những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quản lý thu ngân sách cấp huyện.
Hiện nay việc quyết toán thu – chi ngân sách được thể hiện rõ ràng hơn qua các văn bản như Luật Ngân sách Nhà nước 2015, Luật số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015; Luật kế toán, Luật số, 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015; Nghị định số 163/2016/NĐ- CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24/06/2011 của Chính phủ; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính.
- Yêu cầu của quyết toán thu ngân sách Nhà nước cấp huyện
+ Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực đầy đủ. Số quyết toán là sốđã thực nộp hoặc là đã hạch toán thu NSNN qua KBNN.
+ Báo cáo quyết toán phải phản ánh rõ tính tuân thủ, tính chịu trách nhiệm về
mặt pháp lý về thu NSNN.
+ Báo cáo quyết toán nă gửi cấp có thẩm quyền để thẩ định, phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La về tổng số và chi tiết thu ngân sách
nhà nước.
- Trình tự lập, xét duyệt, thẩ định và phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà
nước cấp huyện
Trước khi lập báo cáo quyết toán thu NSNN cơ quan tài chính KBNN và cơ
quan thu cùng cấp đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý số tạm thu, tạm giữđể nộp vào
NSNN theo quy định; thực hiện đối chiếu thu NSNN phát sinh trên địa bàn về số thu
đảm bảo khớp đúng cả về tổng số và chi tiết theo Chương Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục của Mục lục NSNN theo quy định của Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016.
Trình tự lập, gửi, thẩ định, phê chuẩn quyết toán thu ngân sách hàng nă của ngân sách các cấp được tiến hành như sau:
Ban Tài chính xã lập quyết toán thu ngân sách cấp xã trình UBND xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; sau khi nhận được báo cáo quyết toán của các đơn vị cấp
dưới gửi lên Phòng Tài chính có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quảcho đơn vị cấp dướị
Phòng Tài chính huyện thẩ định quyết toán thu ngân sách xã; phối hợp với Chi cục thuế và Kho bạc nhà nước tổng hợp đối chiếu số quyết toán thu nă trên địa bàn huyện và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu ngân sách cấp huyện và cấp xã) trình UBND cấp huyện xem xét gửi Sở Tài chính thẩ định; đồng thời UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn. Sau hi HĐND cấp huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.
Kết quả của quản lý thu NSNN có thể nhìn nhận trên nhiều góc độ, có thể nhìn nhận từ số thu NSNN, từ việc tuân thủcác quy định pháp luật về thu NSNN của các tổ
chức cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụđối với NSNN, từ việc so sánh giữa chi phí hành thu với số thu tập trung vào NSNN.
Trong thực tế cho đến nay vấn đề quyết toán NSNN nói chung và quyết toán các khoản thu NSNN nói riêng chưa có sự quan tâ đúng ức từ phía các cơ quan
quyền lực Nhà nước. Nếu như trong các cuộc họp của các cơ quan quyền lực Nhà
nước về quyết toán NSNN nói chung và quyết toán các khoản thu NSNN nói riêng
được mổ xẻ, bàn luận một cách sôi nổi và việc thông qua không phải dễ dàng thì báo cáo quyết toán NSNN nói chung và quyết toán các khoản thu NSNN nói riêng sẽ có chất lượng tốt hơn. Tuy vậy, thực tế trong các cuộc họp của các cơ quan quyền lực
Nhà nước về quyết toán NSNN nói chung và quyết toán các khoản thu NSNN nói riêng ít có những cuộc tranh luận nảy lửa và thường được dễdàng thông quạ Điều đó
xuất phát từ quan niệm cho rằng quyết toán thu NSNN là vấn đề thuộc về quá khứ nên không cần thiết quan tâ đến nhiềụ Đó là ột quan niệm sai lầm. Thực ra báo cáo quyết toán NSNN là một tài liệu tổng kết đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu NSNN không những cho chúng ta biết số thu NSNN đã đạt được so với dự toán mà còn cho biết tình hình triển khai các biện pháp thu diễn ra trong quá trình thực hiện dự toán thu cũng như xác định rõ trách nhiệm giải trình mang tính chất pháp lý. Chính vì
vậy, quyết toán NSNN là một vấn đề quan trọng cần có biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình lập quyết toán thu ngay từcơ sở.
1.2.5.Công tác thanh tra, kiểm tra thu ngân sách cấp huyện
Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý NSNN là yếu tố không thể thiếu trong suốt chu trình ngân sách; trong đó thể hiện rõ trách nhiệ nghĩa vụ của các cấp chính quyền trên lĩnh vực công tác. Việc kiểm tra thực hiện ngân sách huyện của các ngành, các cấp phải được thực hiện thường xuyên và thường được tiến hành dưới hình thức kiểm tra nội bộ và kiểm tra hành chính.
Mục tiêu kiểm tra và giám sát là xem xét việc chấp hành luật pháp, chính sách của các chủ thể thực hiện nghĩa vụđối với việc hình thành và sử dụng các nguồn thu;
tính cân đối và hợp lý trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính; xem xét mức độđạt
được về hiệu quả kinh tế - xã hội của các khoản thu và chi ngân sách huyện; hiệu quả
quản lý và sử dụng tài sản công.
Trên cơ sởđó các chủ thể kiểm tra là Hội đồng nhân dân UBND các cơ quan
tài chính cấp trên, Kiểm toán nhà nước Thanh tra Nhà nước.
Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề như: phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách; công tác quản lý ngân sách; việc chấp hành luật pháp; chính
sách trong lĩnh vực tài chính; thu thập và phân tích dữ liệu, thông tin tài chính để rút ra những nhận xét đánh giá.
Thông qua kết quả kiểm tra, các chủ đề được kiểm tra có thể đề xuất các kiến nghị về mặt luật pháp, chính sách và các biện pháp cụ thể nhằ điều chỉnh quá trình phân phối, phân bổ và cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, hoàn thiện việc hình thành và sử dụng các nguồn thu ngân sách nhà nước.
Nói tóm lại để bảo đảm hoàn thành dự toán thu NSNN không thể không coi trọng công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát thu nộp các khoản thu NSNN không chỉ bảo đả động viên đầy đủ kịp thời đúng pháp luật sốthu NSNN đã được dự
toán mà còn bảo đảm yêu cầu tuân thủcác quy định pháp luật về thu NSNN; phát hiện những quy định trong pháp luật và quy trình thu NSNN không còn phù hợp để kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổị