6. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Nhân tố khách quan
1.4.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
Quản lý thu NSNN xét cho cùng là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ
thống KT –XH. Như vậy , quản lý phải luôn phù hợp với hệ thống KT –XH đó. Quản lý không thể tách rời hạ tầng KT – XH, các yếu tố chính trị đặc thù văn hóạ Quản lý thu NSNN cấp huyện cũng phải phù hợp với thực trạng KT – XH của huyện. Khi điều kiện KT – XH phát triển kéo mức thu nhập của người dân tăng lên Nhà nước sẽ thực hiện tốt những vấn đề về thu ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng nó hiệu quả. Điều kiện KT – XH phát triển sẽđòi hỏi các chính sách, chếđộ định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách cũng phải thay
đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống dân cư nhưng áp lực chi ngân sách giả . Khi trình độ phát triển KT – XH và mức thu nhập bình quân trên
địa bàn thấp cũng như ý thức sử dụng các khoản chi chưa được đúng đắn, vẫn còn có
tư tưởng bao cấp, ỷ lại nhà nước sẽảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu NSNN.
1.4.2.2. Chính sách và thể chế chung của nhà nước
Chính sách và thể chế về quản lý thu NSNN được thể hiện dưới hình thức những văn bản của nhà nước, có tính quy phạm pháp luật quy định phạ vi đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ thu, quản lý thu của các cấp chính quyền, chi phối và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt
động trong quy trình quản lý thu NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán thu NSNN.
Chính sách và thể chế về quản lý bao gồm:
- Các quy định về phạ vi đối tượng, về phân cấp nhiệm vụ thu, quản lý thu của các cấp chính quyền.
- Các quy định về trình tự, nội dung lập, chấp hành, quyết toán thu NSNN. - Các quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý thu NSNN.
Chính sách và các thể chế về quản lý thu quy định những nguyên tắc, chế độ,
định mức thu theo quy định của nhà nước. Quy định thu ngân sách nhà nước được địa
phương căn cứđể xây dựng dựtoán thu NSNN. Đây cũng là ột trong những chỉ tiêu
để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa
phương. Việc ban hành các định mức thu một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý thu NSNN được chặt chẽhơn hiệu quảhơn.
Những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý thu ngân sách. Nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu ngân sách trên một địa bàn nhất định. Việc ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp tạo
điều kiện cho công tác quản lý thu đạt được hiệu quả.
Chính sách và thể chế kinh tế của Nhà nước ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, công khai minh bạch, góp phần phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và phát triển KT – XH.
Chính sách và thể chế kinh tế của Nhà nước có đúng đắn, hợp lý, phù hợp với thực tiễn mới tạo điều kiện cho hoạt động quản lý thu NSNN đạt được hiệu quả.
1.5. Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nƣớc của một số địa phƣơng và bài học cho huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La