V. Phân ngành Có bao (Tunicata) 1 Đặc điểm chung
8. Dây sống thoái hoá; 9 Xoang bao mang; D Trưởng thành
AB B C D 1 2 3 4 5 9 8 7 6
thể con này đều có tuyến sinh dục đực và cái, nhưng không tự thụ tinh vì không chín đồng đều cùng một lúc (hình 13.18 và 13.19).
Sanpê phân bố chủ yếu ở biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, dưới độ sâu 1.000 - 5.000m. Ở vịnh Bắc Bộ Việt Nam có một số đại diện như Thalia democratica; Salpa fusiformis, Salpa cylindrica sống đơn độc, giống Doliolum có nhiều loài, phổ biến là
D. denticulatum.
5. Nguồn gốc và tiến hoá
Từ các đặc điểm cấu tạo của ấu trùng mang đầy đủ những đặc điểm của động vật Dây sống, nên nhiều người cho rằng Có bao có cùng nguồn gốc với các nhóm Dây sống khác. Tổ tiên chung của động vật Dây sống đã hình thành nên tổ tiên của động vật Có bao. Chúng bơi lội tự do như ấu trùng Hải tiêu. Từ tổ tiên này, đa số Có bao chuyển sang đời sống định cư, nên một số cơ quan liên quan đến sự vận động bị tiêu giảm, kéo theo sự tiêu giảm của các cơ quan khác như dây sống, ống thần kinh... Hướng này tiến hoá thành nhóm Hải tiêu hiện nay.
Một số khác vẫn giữ được đời sống tích cực, phát triển thành lớp Có cuống. Lớp Sanpê là kết quả của quá trình chuyển từ đời sống định cư sang bơi lội tự do. Khả năng sinh chồi của nhóm động vật này được xem như là sự thích nghi thứ sinh của lối sống định cư ở Hải tiêu (hình 13.20).
Hình 13.17 Đại diện của Có cuống (theo Hickman)
A. Cá thể trong bao: 1. Nước vào; 2. Tấm sàng; 3. Đai trống; 4. Nước ra; 5. Lưới lọc thức ăn; 6. Đuôi; 7. Thân trống; 4. Nước ra; 5. Lưới lọc thức ăn; 6. Đuôi; 7. Thân B. Một cá thể tách ra: 1. Dạ dày; 2. Thực quản; 3. Hầu;