Phát triển và biến thá

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 6 ppsx (Trang 44 - 45)

V. Phân ngành Có bao (Tunicata) 1 Đặc điểm chung

3. Phát triển và biến thá

- Trứng Hải tiêu ít noãn hoàng, phân cắt hoàn toàn và gần đều. Phôi vị hình thành bằng cách lõm vào. Sau đó phôi kéo dài và phân hoá thành mặt lưng phẳng và mặt bụng phồng. Ngoại bì mặt lưng hình thành rãnh thành rãnh thần kinh rồi ống thần kinh, có lỗ thần kinh ruột (làm ruột thông với ống thần kinh). Tầng nội bì ở thành ruột lồi lên hình thành dây sống. Hai bên dây sống hình thành trung bì chứa mầm thể xoang. Tiếp theo là đuôi phân hoá, hình thành lỗ miệng ở phía đối diện hậu môn. Quá trình hình thành ấu trùng khá nhanh, khoảng 24 giờ ở nhiệt độ 150C. Ấu trùng dài khoảng 0,5mm, thon dài, trong suốt bơi nhanh nhẹn nhờ có cơ đuôi khoẻ. Ấu trùng có đủ các đặc điểm của động vật Dây sống: có dây sống ở phía đuôi, ống thần kinh nằm trên dây sống, hầu rộng có các khe mang và đuôi ở sau hậu môn. Có các tế bào cảm giác ánh sáng hình thành mắt và túi thăng bằng (hình 13.16A). Tiếp theo hình thành 2 khoang bao mang, sau đó nhập làm 1 thông với lỗ huyệt. Sau một vài giờ bơi lội trong nước, ấu trùng lặn xuống đáy, hình thành giác bám, bám vào giá thể và bắt đầu biến thái (hình 13.16B-C). Đầu tiên đuôi, cơ và dây sống tiêu giảm, ống thần kinh teo lại chỉ còn hạch thần kinh, các giác quan cũng tiêu giảm. Hình thành bao cơ thể, xoang bao mang phát triển, số khe mang ở hầu tăng lên và ấu trùng biến thái thành cá thể trưởng thành, sống bám vào giá thể (hình 13.16D).

Hải tiêu trưởng thành ăn các vụn bã hữu cơ, các vi sinh vật trong nước, lấy thức ăn theo kiểu lọc.

4. Đa dạng

Phân ngành Có bao chia thành 3 lớp là Có cuống, Hải tiêu và Sanpê.

4.1 Lớp Có cuống (Lavacea hay Appendicularia)

Có ít loài sống tự do ở biển, còn mang nhiều đặc điểm nguyên thuỷ. Cơ thể nhỏ, được bọc trong bao tunixin, hình dạng giống ấu trùng Hải tiêu. kích thước dài 0,5 - 3mm, có dây sống, ống thần kinh, đuôi sau hậu môn, hầu có ít khe mang nhưng không có xoang bao mang (hình 13.17).

4.2 Lớp Hải tiêu (Ascidiacea)

Bao gồm các động vật Có bao sống bám, đơn độc hay tập đoàn. Trưởng thành mất nhiều đặc điểm của ngành. Có thể sinh sản vô tính bằng cách sinh chồi.

Đại diện có Hải tiêu tập đoàn Botryllus sp(hình 2.18): Các cá thể của tập đoàn cùng ẩn trong một khối keo rỗng, mỗi cá thể có lỗ miệng hướng ra ngoài, lỗ hậu môn hướng vào trong.

4.3 Lớp Sanpê (Thaliacea hay Salpae)

Có thể sống đơn độc hay tập đoàn, sống bơi lội tự do ở biển khơi. Thân dài khoảng 8 - 10cm, trong suốt hình con thoi, hình trụ hay giống thùng rượu, bao quanh thân là các dải cơ vòng trông giống như các đai trống. Tập đoàn Sanpê có thể sinh sản vô tính bằng cách sinh chồi, một số loài có thể sinh sản xen kẽ thế hệ. Ví dụ giống Doliolum sinh sản vô tính bằng cách mọc ra một dây mầm phía sau cơ thể, trên đó mọc ra một chuỗi những cá thể con giống cơ thể mẹ, nhưng nhỏ hơn. Các cá

Hình 13.16 Biến thái của Hải tiêu đơn độc (theo Hickman)

A. Ấu trùng bơi tự do: 1. Hầu; 2. Ống thần kinh; 3. Dây sống; 4. Đuôi; 5. Tim;B. Biến thái sau khia bám vào giá thể: 6. Khe mang; 7. Rãnh nội tiêm C. Biến thái muộn: B. Biến thái sau khia bám vào giá thể: 6. Khe mang; 7. Rãnh nội tiêm C. Biến thái muộn:

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 6 ppsx (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)