Sự phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 6 ppsx (Trang 39 - 41)

IV. Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) 1 Đặc điểm chung

2.3.Sự phát triển

1. Các khe mang; 2 Miệng; 3 Hậu môn; 4 Đuô

2.3.Sự phát triển

Kovalepski A. O. là người đầu tiên nghiên cứu quá trình phát triển của Lưỡng tiêm, công trình này có một ý nghĩa to lớn. Nhờ nó mà có thể phán đoán được những giai đoạn đầu của cây phát sinh động vật Dây sống nói chung và động vật Có xương sống nói riêng. Thụ tinh trong nước, thường xảy ra vào buổi chiều, sau đó phân cắt rất nhanh. Đầu tiên hình thành phôi dâu (morula), tiếp theo là phôi nang (blastula). Tiếp theo là sự lõm vào của phôi bào lớn cho đến khi tiếp giáp với tế bào

Hình 13.9 Cơ quan bài tiết của Lưỡng tiêm (theo Matviev)

nhỏ, quá trình này là sự phôi vị hoá (gastrula), có 2 lớp tế bào là lớp ngoài còn gọi là lá phôi ngoài (ectoderma) hay lá phôi thứ nhất, lớp trong là lá phôi trong (entoderma) hay lá phôi thứ 2. Lúc này xoang phôi được bọc bới lá phôi trong được gọi là xoang phôi vị hay ruột nguyên thủy (hình 13.10).

Sau đó phôi vị kéo dài ra, lỗ phôi vị (gastroporus) thu nhỏ lại, phần ngoại bì phía lưng trước lỗ phôi lõm thành tấm thần kinh. Ngoại bì phát triển nhanh phủ lên lên lỗ phôi và tấm thần kinh, mép của tấm thần kinh cuốn lên, gắn với nhau, hình thành nên ống thần kinh, về phía sau xoang ống thông với xoang ruột phôi nhờ ống thần kinh ruột (canalis neuroentericus), còn về phía trước xoang ống có thông với bên ngoài nhờ lỗ thần kinh (neuroporus). Tại đây sẽ hình thành nên hố khứu giác (hình 13.11).

Song song với sự hình thành ống thần kinh có sự phân hoá của nội bì: Hai bên dọc theo ruột phôi có lồi ra 2 mép dọc là mầm của trung bì. Giữa 2 nếp gấp trung bì có lồi nếp thứ 3 sau đó hình thành nên dây sống. Nếp trung bì tách khỏi ruột phôi, cắt khúc thành nhiều túi thể xoang kín, thành túi là trung bì, xoang túi là thể xoang. Mỗi túi phát triển lên trên và xuống dưới sau đó chia thành 2 phần:

Hình 13.10 Phôi vị hóa (gastrula) của cá Lưỡng tiêm (theo Raven)

(a). Hình thành nội bì; (b). Nội bì lõm vào; (c). Hình thành xoang vị và miệng phôi 1. Ngoại bì; 2.Nội bì; 3. Xoang vị; 4. Miệng phôi

13 3 1 3 2 3 4 1

- Phần trên (phần lưng) ở bên dây sống và ống thần kinh được gọi là somit, sẽ phát triển chủ yếu thành đốt cơ và bì da.

- Phân dưới (phần bụng) ở bên ruột được gọi là tấm bên sẽ phát triển thành lá lót xoang bụng. Các phần xoang của tấm bên dần dần gắn với nhau hình thành nên thể xoang. Sau cùng ở đầu mút thân thủng lỗ miệng và mút sau thân là lỗ hậu môn.

Ấu trùng mới nở phủ đầy tiêm mao, lúc đầu bơi ở mặt nước, có miệng lệch bên trái, khe mang không đối xứng. Ở giai đoạn náy ấu trùng không có phần trước miệng, thiếu xoang mang và số lượng khe mang còn ít. Sau đó hai bên thân hình thành các nếp gáp chạy dọc, về sau khép kín lại để hình thành xoang bao mang, có một lỗ thông ra ngoài. Rãnh nội tiêm và xoang bao mang rộng dần ra, số lượng khe mang tăng thêm, sau đó ấu trùng chìm xuống đáy và biến thái thành Lưỡng tiêm trưởng thành.Giai đoạn ấu trùng kéo dài tới 3 tháng. (hình 13.12).

3. Sinh thái

Cá Lưỡng tiêm phân bố rộng rãi ở Ấn Độ Dương và dọc bờ biển châu Á của Thái Bình Dương, khá phổ biến ở bờ biển Trung Quốc, Nhật Bản và có nhiều ở eo biển Đài Loan. Ở vịnh Bắc Bộ Việt Nam đã phát hiện thấy ở vùng biển Bạch Long Vĩ. Cá Lưỡng tiêm thường sống nơi đáy cát thô, xốp, sâu khoảng 8 - 20m, nước trong, nồng độ muối 2,0 - 3,1%, độ pH khoảng 8 - 8,18.

Thức ăn của cá Lưỡng tiêm là động vật phù du và khuê tảo. Cá thành thục sau 1 năm tuổi, đạt chiều dài khoảng 30 - 45mm. Cá sinh sản vào mùa hè, đẻ 3 lần trong đời, sống được 3 - 4 năm. Ban ngày cá ẩn mình trong cát, ban đêm mới nổi dần lên mặt nước.

Là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao (khoảng 70% protein và 20% lipit)

4. Đa dạng

Phân ngành này chỉ có một họ là Mang miệng (Branchiostomidae), có các giống (Amphioxus, Branchiostoma Asymmetron) với 28 loài. Giống

Branchiostoma có 2 loài phổ biến là B. lancedatusB. belcheri ở bờ biển châu Á.

Hình 13.12 Các đoạn phát triển của ấu trùng Lưỡng tiêm (theo Kardong)

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 6 ppsx (Trang 39 - 41)