c. Kiểu bể chuyển tiếp
10.3.2. Tính chu kỳ trầm tích của bể
Trong các bể trầm tích nêu trên đặc điểm kiến tạo và các yếu tố khác tác động mạnh đến việc hình thành các đới sinh dầu khí và đới tích lũy dầu khí. Bên cạnh đó tính phân nhịp trầm tích có liên quan chặc chẽ tới quá trình trầm tích là một trong các yếu tố quyết định tới sự hình thành và tồn tại khóang sản dầu khí.
Tính chu kỳ trầm tích được xác định bằng chế độ cũng như xu hướng chuyển động thăng trầm trong mỗi giai đoạn lịch sử phát triển địa chất. Từ đó cần phân chia các chu kỳ rõ ràng nhằm tạo khả năng đánh giá triển vọng. Chu kỳ trầm tích được đặc trưng bằng các yếu tố sau:
1. Điều kiện cổ kiến tạo: để xác định được chế độ thăng trầm cần xem mức độ lún chìm có ổn định không, được xen kẽ bằng các pha nâng trong xu thế lún chìm là chủ yếu. Ngược lại nếu các pha nâng chiếm ưu thế dẫn đến nhiều điều kiện không thuận lợi cho sinh, di cư, tích lũy, và dẫn đến phá hủy mỏ…
Vì vậy, cần chia ra khoảng cách tính từ 0÷500m, 500÷1000m, 1000÷2000m… Trên bản đồ cần chỉ ra sự phân bố các chu kỳ này.
2. Điều kiện cổ địa lý, thạch học – tướng đá: phân chia các vùng đặc trưng phát triển các loại trầm tích: biển, vũng vịnh, biển gần bờ, lục địa và hỗn hợp (chỉ ra vùng cung cấp vật liệu, vùng bào mòn và vùng tích lũy), tướng biển, lục nguyên, biển cacbonat, biển – lục nguyên – cacbonat, vũng vịnh, hỗn hợp, hồ lục địa và đồng bằng ngập nước và lục địa hòan toàn. Mỗi dạng tướng đều được chỉ rõ các thông số chỉ ra độ rỗng, độ thấm của đá.
3. Điều kiện cổ thủy động lực: chỉ ra thời kỳ nước chủ yếu là nước nén ép (nước trầm tích), thời kỳ nước thấm lọc (từ trên xuống), chuyển tiếp xen kẽ giữa các loại nước này, chỉ ra vùng thủy động lực kín, hở, vùng cung cấp, vùng thóat, vùng xảy ra trao đổi khó, yếu và mạnh.
4. Điều kiện địa hóa: tích lũy trầm tích và các giai đoạn phát triển tiếp theo bảo vệ VLHC trong chúng (phân loại humic, sapropel và hỗn hợp – tức kerogen loại I, II, và III).
+ Các chỉ tiêu địa hóa cần lưu ý là độ khử, khử yếu và oxi hóa, theo đặc điểm và mức độ biến chất (trưởng thành) của VLHC, về thành phần và số lượng của chúng. Xác định đới sinh, vùng sinh, đới tích lũy của vùng tích lũy.
+ Lưu ý tới các chỉ tiêu thủy địa hóa như tổng khóang hóa của các phức hệ chứa nước, thành phần và số lượng khí HC hòa tan trong chúng, độ bão hòa khí của nước, hàm lượng các vi nguyên tố như I, Br, V, Ni, NH4, axit naftenic, phenol,… đặc trưng cho vùng chứa dầu.
5. Điều kiện cổ nhiệt độ: cần tách các vùng đặc trưng cho trường nhiệt cổ…
+ Khi phân vùng triển vọng cần phân chia vùng có lớp chắn khu vực, địa phương, nơi có ưu thế sinh dầu, sinh khí, và chỉ ra bề dày, đặc điểm thạch học, cấu trúc, tính chất vật lý (tỷ trọng, độ thấm, độ
367
rỗng, độ nứt nẻ hang hốc…), giai đoạn cuối để phân vùng là phải lập bản đồ của từng chỉ tiêu về triển vọng dầu khí, đánh giá trữ lượng tiềm năng. Dự kiến khu có thể tích lũy,…
+ Trên các bản đồ dựng theo từng chu kỳ trầm tích chỉ ra vùng triển vọng, kém triển vọng, và không triển vọng. Trên bản đồ có phân vùng trữ lượng và mật độ trữ lượng và các loại bẫy chứa có thể có (loại cấu trúc vòm, loại địa tầng, thạch học, màn chắn kiến tạo, mũ muối, ám tiêu…)
+ Cuối cùng là bản đồ triển vọng: trên bản đồ chỉ ra bể kiểu nền bằng, chuyển tiếp hay uốn nếp và có ranh giới của mỗi bể, mỗi đơn vị cấu trúc bậc II. Lát cắt chuẩn chỉ ra các chu kỳ trầm tích lớn, trung bình và có thể nhỏ, đá chứa, đá chắn với bề dày các đường đồng mức về cấu trúc, các khối nhô, đứt gãy khu vực và địa phương, ranh giới của vùng có đá chứa, đá chắn, vùng có khả năng tích lũy hydrocacbon. Xác định đới sinh dầu khí và đới tích lũy theo lát cắt cũng như theo diện.
+ Sau khi phân tích từng chỉ tiêu, tổng hợp phân vùng triển vọng ta có bản đồ triển vọng và phương hướng tìm kiếm.
Cần lưu ý rằng mức độ chứa dầu khí luôn liên quan mật thiết tới tiến trình phát triển của vỏ trái đất. Vì vậy cần nắm vững lịch sử tiến hóa của khu vực để làm rõ quy trình tích lũy trầm tích, hoạt động kiến tạo khu vực và địa phương, nhận ra các đới sinh, tầng sinh, quá trình di cư và đặc biệt là các đới tích lũy và vùng tích lũy, khả năng chắn luôn là nhiệm vụ hàng đầu nhằm phân vùng triển vọng đúng đắn phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò có hiệu quả, phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược quốc gia và quốc tế.
Chương 11