Kiểu của các bể ở đai chuyển dịch

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 7 ppt (Trang 30 - 35)

Là bể ở vùng uốn nếp. Thời gian tồn tại bể ngắn, không có dạng kế thừa, các kiểu khác như ở các bể kiểu nền bằng. Rất đặc trưng các hoạt động tích cực cận đại. Biểu hiện rất rõ các mỏ dạng cấu trúc, có các phá hủy đứt gãy, các góc nghiêng của vỉa thường từ vài chục độ

355

cho tới nghịch đảo. Tồn tại đá chứa lục nguyên, đá núi lửa. Cóưu thế các vỉa dạng vòm và màn chắn kiến tạo. Đôi khi các mỏ có liên quan tới núi lửa bùn, diapir sét v.v...

+ Kiểu bể cung đảo: các bể này hình thành có liên quan tới quá

trình hình thành cung đảo và biển rìa.

Bể loại trước cung : phân bố ở giao điểm của các cung và địa hào đại dương. Loại này rất phát triển ở rìa Tây Thái Bình Dương (khu vực Sunda – Ấn Độ Dương), ... ở đại dương Atlantic, ở vùng Caribe.

– Là các bể trẻ, trầm tích có bề dày 1÷5 km mang tính địa phương. Các thấu kính nhỏ biến dị nhanh. Kích thước bể chỉ vài chục tới vài trăm km. Trầm tích là núi lửa – lục nguyên. Mức độ chứa dầu hạn chế. Chúng phân bố dọc theo địa hào Philippin, Java v.v... Trầm tích trẻ MioxenPlioxenĐệ Tứ (H5.1 và 5.2).

Bể loại giữa cung: không nhiều bể loại này. Chúng phân bố giữa các mạch cung. Rất hạn chế về kích thước bể. Các đới nâng của cung cũng hạn chế giữa các biển sâu. Trầm tích là núi lửa lục nguyên xen biển, có sét silic–cacbonat và nhiều tướng delta gần bờ. Trường nhiệt cao có liên quan tới các riftơ hiện đại ở giữa bể và quá trình granit hóa xảy ra ở các cung đảo. Bề dày trầm tích đạt tới 6÷8 km (H.10.6)

– Bể loại sau cung : là các bể phân bố giữa các dãy cung đảo và các rìa lục địa, thường là các vùng biển sâu. Đa phần các bể loại này liên quan tới các cung đảo cổ và bị uốn nếp mạnh mẽ và chuyển vào vùng tạo sơn. Các bể này phân bố ở rìa tích cực và các bể bên trong các vùng uốn nếp. Điểm đặc biệt nữa là chúng nằm ở đới chuyển tiếp từ đại dương vào lục địa. Chúng là vùng nước sâu của biển ở vỏ á đại dương, có xu hướng lún chìm mạnh. Bề dày trầm tích lớn, có thể đạt tới 10 km. Ví dụ: bể Calimantan, Tây Palawan, Honciu, Nam Nhật Bản, Nam Okhot v.v...

Hình 10.6. Sơ đồ mặt cắt của bể giữa cung (Rodnikov, 1979)

1–Nước; 2–Trầm tích Neogen–Đệ Tứ;3–Các lớp Paleogen + Mezozoi thượng; 6–Phức hệ biến chất Paleozoi; 7–Các thân á núi lửa Neogen; 8–Lớp bazalt, 9–Manti, 10–Đứt gãy.

+ Kiểu bể uốn nếp tạo sơn : đó là loại bể được hình thành ở

vùng uốn nếp – tạo sơn.

– Bể loại uốn nếp : phù hợp với giai đoạn giữa tạo các đai chuyển dịch (H10.7).

Chúng được hình thành ở giữa các đới cung đảo và giữa núi. Đặc trưng của chúng là tính chuyển dịch (hoạt động) cao, phân bố ở gần lục địa và á đại dương. Có các chuyển động thẳng đứng cũng như chuyển động ngang. Hình thành các đới uốn nếp đồng trầm tích và sau trầm tích. Trầm tích là núi lửa – nước sâu, delta, biển gần bờ, cacbonat và ám tiêu. Thay đổi tướng nhiều, mỗi loại tướng không duy trì được lâu. Đới uốn nếp là miền chuyển tiếp giữa các đới cung đảo và miền tạo sơn. Trong bể có các vùng sụt xen kẽ với các vùng nâng. Bề dày trầm tích có thể đạt 3,5 km trở lên. Tập chứa dầu là đá lục nguyên, silic lục nguyên, đôi khi là đá carbonat. Dòng nhiệt cao nên khả năng sinh dầu cũng thuận lợi. Ví dụ: mỏ Sumatra trung tâm chứa nhiều dầu, Đông Calimantan, Bắc Java, Sakhalin–Okhot, Okhot– Camchatca, Norton,….

357

Hình 10.7. Sơ đồ phát triển của các bể chứa dầu ở các đai chuyển dịch (chuyển động)

1–Nước; 2–Bể trầm tích; 3–Móng; 4–Đứt gãy; 5–Đới uốn nếp Các giai đọan phát triển bể :

I–Giai đoạn cung đảo: a) sau cung, b) giữa cung, c) trước cung II–Giai đoạn địa máng: d)uốn nếp

III–Giai đoạn tạo sơn : e) giữa núi

Bể loại tạo sơn : được hình thành ở giữa các đai tạo sơn. Rất phổ biến các uốn nếp khối tảng được hình thành sau các pha tạo sơn hay lún chìm. Đặc trưng là các tập trầm tích molass. Các bể loại này thường là loại bể giữa núi. Bề dày trầm tích dao động từ vài km tới 6÷10 km, hạn hữu đạt tới 20 km (bể giữa núi Kurin, tây Turkmen). Ngoài ra còn có các bể như Marakaibo, ở Maroko, Tây Ban Nha, Iran, Pannon, …ở Việt Nam có bể Cửu Long (H-10.8)

359

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 7 ppt (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)