Ảnh hưởng gián tiếp của sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản đến trì hoãn

Một phần của tài liệu Báo cáo Mối liên hệ giữa sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, động lực học tập và trì hoãn học tập ở sinh viên (Trang 26)

trì hoãn học tập thông qua động lực học tập.

Như đã đề cập, mối quan hệ giữa ba biến số sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý cơ

quan điểm của SDT. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy động lực học tập chỉ có mối liên hệ yếu với mức độ trì hoãn học tập (Cavusoglu & Karatas, 2015; Lee, 2005; Senécal và c.s., 1995; Seo, 2013). Trong khi đó, sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản lại có mối liên hệ với nhiều biến số khác ngoài động lực học tập. Điều này đặt ra giả thuyết về hiệu ứng trung gian không toàn phần của động lực học tập

đối với mối quan hệ giữa sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản và trì hoãn học tập. Hay nói cách khác, sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản không chỉ tác động đến trì hoãn thông qua động lực học tập mà còn thông qua những yếu tố khác như niềm tin vào năng lực bản thân, lòng tự trọng, ác cảm với công việc hay tính hấp tấp. Do đó, chúng tôi đặt ra giả thuyết: Sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản có ảnh hưởng gián tiếp đến trì hoãn học tập mà một phần ảnh hưởng này là thông qua động lực học tập của sinh viên.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể

Khách thể nghiên cứu là 341 sinh viên đại học chính quy của trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội với 11.7% nam và 88.3% nữ; sinh viên năm thứ nhất chiếm 34.9%, năm thứ hai chiếm 34%, năm thứ ba chiếm 21.7% và năm thứ tư chiếm 9.4%; có độ tuổi trung bình là 20.27 với độ lệch chuẩn là 1.12 và khoảng tuổi từ 19 đến 26.

2.2. Cách tiến hành

Các khách thể tham gia nghiên cứu, được lựa chọn một cách thuận tiện, thông qua việc tham gia trả lời một bảng hỏi được gửi qua email sinh viên trong khoảng thời gian từ tháng cuối tháng 2/2017 đến cuối tháng 4/2017. Bảng hỏi bao gồm một số câu hỏi vềđộ tuổi, giới tính, năm học, khoa, kết quả học tập (điểm GPA) và các thang đo về trì hoãn học tập, động lực học tập và sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ

bản. Khách thể có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Thời gian để hoàn thành bảng hỏi trung bình là 10 – 15 phút.

2.3. Công cụđo lường 2.3.1. Trì hoãn học tập

Đểđo lường mức độ trì hoãn học tập, nghiên cứu sử dụng Thang Đo Trì Hoãn Phi Lý (Irrational Procrastination Scale – IPS) (Steel, 2010) bao gồm 9 item yêu cầu sinh viên đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện các hành vi trì hoãn theo thang

điểm Likert từ 1 = “Rất hiếm khi” đến 5 = “Rất thường xuyên”. Chẳng hạn: “Có một số việc liên quan đến học tập mà tôi cứ hoãn lại mặc dù biết rằng mình không nên làm vậy”. Trong đó, các item 2, 6, 9 được đảo ngược thang điểm. Tổng điểm của các item phản ánh mức độ trì hoãn học tập của sinh viên. Sinh viên có điểm càng cao thì mức độ trì hoãn học tập càng cao. Độ tin cậy của thang đo là α = .81.

2.3.2. Động lực học tập

Để đo lường động lực học tập của sinh viên, nghiên cứu sử dụng Thang Đo

Động Lực Học Tập (Academic Motivation Scale) (Vallerand và c.s., 1992) bao gồm 28 item yêu cầu đánh giá mức độ chính xác của 28 câu trả lời tương ứng cho câu hỏi “Vì sao bạn học đại học?” theo thang điểm Likert từ 1 = “Tuyệt đối không đúng” đến 7 = “Tuyệt đối đúng”. 28 item được chia thành 7 tiểu thang, mỗi tiểu thang gồm 4 item, tương ứng với 7 loại động lực: Thiếu động lực (bao gồm các item 5, 12, 19, 26; ví dụ: “Thực lòng mà nói thì tôi không biết. Tôi thực sự cảm thấy mình đang bỏ phí thời gian cho việc học đại học), động lực điều chỉnh bên ngoài (bao gồm các item 1, 8, 15, 22; ví dụ: “Để có một mức lương tốt sau này”), động lực điều chỉnh nhập nội (bao gồm các item 7, 14, 21, 28; ví dụ: “Bởi vì tôi muốn chứng minh cho bản thân tôi thấy rằng mình hoàn toàn có thể học đại học”), động lực điều chỉnh xác nhận (bao gồm các item 3, 10, 17, 14; ví dụ: “Vì tôi nghĩ học đại học sẽ giúp tôi chuẩn bị tốt hơn cho công việc mà tôi đã lựa chọn”), động lực hướng đến hiểu biết (bao gồm các item 2, 9, 16, 23; ví dụ: “Vì tôi cảm thấy vui vẻ và hài long khi học được những điều mới”), động lực hướng đến trải nghiệm (bao gồm các item 4, 11, 18, 25; ví dụ: “Vì tôi thích cảm giác vui sướng khi được chia sẻ y tưởng và quan điểm của mình với người khác”), động lực hướng đến thành tựu (bao gồm các item 6, 13, 20, 27; ví dụ: “Bởi vì học đại học cho phép tôi được trải nghiệm cái cảm giác thỏa mãn khi tôi đạt thành tích xuất sắc trong các môn học”). Tổng điểm của mỗi tiểu thang phản ánh mức

độ của loại động lực tương ứng. Tổng điểm của tiểu thang càng cao thì động lực học tập tương ứng của sinh viên càng cao. Độ tin cậy của mỗi tiểu thang lần lượt là 87, .81, .83, .80, .86, .85, .86.

2.3.3. Sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản

Đểđo lường sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, nghiên cứu sử dụng Thang

Đo Cân Bằng Các Nhu Cầu Tâm Lý (Balanced Measure of Psychological Needs) của (Sheldon & Hilpert, 2012) với 18 item yêu cầu sinh viên đánh giá mức độ thường

xuyên có các trải nghiệm thỏa mãn hoặc không thỏa mãn một trong ba nhu cầu gắn kết, năng lực và tự chủ theo thang điểm Likert từ 1 = “Rất hiếm khi” đến 5 = “Rất thường xuyên”. Trong đó các item 4, 5, 6, 10, 11, 12, 16, 17, 18 được đảo ngược thang điểm. 18 item được chia thành 3 tiểu thang tương ứng với 3 nhu cầu tâm lý cơ

bản: Sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết (bao gồm các item 1, 4, 7, 10, 13, 16; ví dụ: “Cảm thấy thân thiết và gắn kết với những người quan trọng đối với tôi”), sự thỏa mãn nhu cầu năng lực (bao gồm các item 2, 5, 8, 11, 14, 17; ví dụ: “Chấp nhận và làm chủ được những thử thách khó khăn”) và sự thỏa mãn nhu cầu tự chủ (bao gồm các item 3, 6, 9, 12, 15, 18; ví dụ: “Cảm thấy mình được tự do làm mọi thứ theo cách của mình”). Tổng điểm của mỗi tiểu thang phản ánh mức độ thỏa mãn nhu cầu tâm lý cơ

bản tương ứng. Tổng điểm của tiểu thang càng cao thì sinh viên có mức độ thỏa mãn nhu cầu tâm lý cơ bản tương ứng càng cao. Độ tin cậy của các tiểu thang lần lượt là .77, .83, .79.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 3.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả

Kết quả phân tích thông kê mô tả các biến sốđược thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1

Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến trong nghiên cứu Biến số Min Max M SD Trì hoãn học tập 15 44 28.94 5.38 Động lực học tập Thiếu động lực 4 28 11.40 4.91 Động lực điều chỉnh bên ngoài 4 28 18.90 4.54 Động lực điều chỉnh nhập nội 5 28 17.61 4.51 Động lực điều chỉnh xác nhận 7 28 20.40 3.90 Động lực hướng đến thành tựu 4 28 16.86 4.43 Động hướng đến trải nghiệm 4 28 18.45 4.25 Động lực hướng đến hiểu biết 5 28 20.45 4.08 Sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý Sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết 6 30 16.00 4.71 Sự thỏa mãn nhu cầu năng lực 6 28 14.56 4.57 Sự thỏa mãn nhu cầu tự chủ 7 30 15.70 4.74

Ghi chú. N = 341. Min = Giá trị nhỏ nhất. Max = Giá trị lớn nhất. M = Giá trị

trung bình. SD = Độ lệch chuẩn

3.2. Kết quả phân tích tương quan

Kết quả phân tích tương quan giữa trì hoãn học tập, động lực học tập và sự

Bảng 2

Kết quả phân tích tương quan giữa trì hoãn học tập, động lực học tập và sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1. Trì hoãn học tập - Động lực học tập 2. Thiếu động lực .23** - 3. Động lực điều chỉnh bên ngoài -.09 -.04 - 4. Động lực điều chỉnh nhập nội -.16** -.16** .61** - 5. Động lực điều chỉnh xác nhận -.15** -.45** .52** .55** - 6. Động lực hướng đến thành tựu -.24** -.28** .39** .69** .56** - 7. Động lực hướng đến trải nghiệm -.15** -.41** .19** .42** .59** .63** - 8. Động lực hướng đến hiểu biết -.11 -.51** .22** .42** .66** .60** .83** -

Sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý

9. Sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết -.21** -.32** .12* .16** .24** .21** .21** .22** -

10. Sự thỏa mãn nhu cầu năng lực -.32** -.31** .02 .07 .18** .17** .18** .20** .48** - 11. Sự thỏa mãn nhu cầu tự chủ -.21** -.39** -.04 .07 .20** .21** .29** .34** .43** .56** -

Kết quả phân tích tương quan cho thấy trì hoãn học tập có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với thiếu động lực (r = .23, p < 0.01) và có mối tương nghịch với các loại động lực học tập còn lại. Trong đó, mối tương quan nghịch giữa trì hoãn học tập với động lực điều chỉnh bên ngoài và động lực hướng đến hiểu biết không có ý nghĩa thống kê. Trì hoãn học tập có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với động lực điều chỉnh nhập nội (r = -.16, p < 0.01), động lực điều chỉnh xác nhận (r = -.15, p < 0.01), động lực hướng đến thành tựu (r = -.24, p < 0.01) và

động lực hướng đến trải nghiệm (r = -.15, p < 0.01).

Giữa các loại động lực có mối tương quan khá chặt chẽ. Chẳng hạn, thiếu động lực có mối tương quan nghịch khá chặt và có ý nghĩa thống kê với động lực điều chỉnh xác nhận (r = -.45, p < 0.01), động lực hướng đến trải nghiệm (r = -.41, p < 0.01) và động lực hướng đến hiểu biết (r = -.51, p < 0.01). Trong khi đó, động lực

điều chỉnh bên ngoài có mối tương quan thuận khá chặt và có ý nghĩa thống kê với

động lực điều chỉnh nhập nội (r = .61, p < 0.01), động lực điều chỉnh xác nhận (r = .52, p < 0.01). Động lực điều chỉnh nhập nội có mối tương quan thuận khá chặt và có

ý nghĩa thống kê với động lực điều chỉnh xác nhận (r = .55, p < 0.01), động lực hướng

đến thành tựu (r = .69, p < 0.01). Động lược điều chỉnh xác nhận có mối tương quan thuận khá chặt và có ý nghĩa thống kê với động lực hướng đến thành tựu (r = .56, p < 0.01), động lực hướng đến trải nghiệm (r = .59, p < 0.01) và động lực hướng đến hiểu biết ((r = .66, p < 0.01). Động lực hướng đến thành tựu có mối tương quan thuận khá chặt và có ý nghĩa thống kê với động lực hướng đến trải nghiệm (r = .63, p < 0.01) và động lực hướng đến hiểu biết (r = .60, p < 0.01). Động lực hướng đến trải nghiệm và động lực hướng đến hiểu biết có mối tương thuận rất chặt và có ý nghĩa thống kê (r = .83, p < 0.01).

Kết quả phân tích tương quan cũng cho thấy trì hoãn có mối tương quan nghịch và có ý nghĩa thống kê với sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản. Cụ thể trì hoãn có mối tương quan nghịch và có ý nghĩa thống kê với sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết (r =

-.21, p < 0.01), sự thỏa mãn nhu cầu năng lực (r = -.32, p < 0.01), sự thỏa mãn nhu cầu tự chủ (r = -.21, p < 0.01).

Giữa mức độ thỏa mãn của các nhu cầu tâm lý cơ bản cũng có mối tương quan khá chặt. Cụ thể sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết có mối tương quan thuận và có ý nghĩa với sự thỏa mãn nhu cầu năng lực (r = .48, p < 0.01) và sự thỏa mãn nhu cầu tự chủ

((r = .43, p < 0.01). Giữa sự thỏa mãn nhu cầu năng lực và tự chủ có mối tương quan thuận khá chặt và có ý nghĩa thống kê (r = .56, p < 0.01).

Xem xét kết quả phân tích tương quan giữa các loại động lực học tập và sự

thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản cho thấy sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với thiếu động lực (r = -.32, p < 0.01) và có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với các loại động lực còn lại. Sự thỏa mãn nhu cầu năng lực có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với thiếu động lực (r = -.31, p < 0.01) và có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với các loại động lực còn lại trừđộng lực điều chỉnh bên ngoài và động lực điều chỉnh nhập nội. Sự

thỏa mãn nhu cầu tự chủ cũng tương tự như sự thỏa mãn nhu cầu năng lực, có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với thiếu động lực (r = -.39, p < 0.01) và có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với các loại động lực còn lại trừđộng lực

điều chỉnh bên ngoài và động lực điều chỉnh nhập nội.

3.3. Kết quả phân tích hồi quy trì hoãn học tập theo động lực học tập

Kết quả phân tích tương quan giữa các loại động lực học tập có mối tương quan khá chặt và có ý nghĩa thống kê. Điều này đặt ra hai khả năng (1) mối tương quan giữa một loại động lực học tập này với trì hoãn học tập là một một tương quan

ảo và bị gây ra bởi một loại động lực học tập khác; hoặc (2) tồn tại hiệu ứng gián tiếp trong mối quan hệ giữa động lực học tập với trì hoãn học tập, trong đó một loại động lực học tập nhất định có ảnh hưởng đến một loại động lực khác và từđó ảnh hưởng tới trì hoãn học tập.

Để loại bỏ khả năng thứ nhất, khả năng mối quan hệ giữa một loại động lực học tập này với trì hoãn bị gây ra bởi một loại động lực học tập khác, nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy đa biến về khả năng dự báo trì hoãn học tập của các loại động lực học tập theo phương pháp Enter. Kết quả phân tích cho ra mô hình có ý nghĩa thống kê (F (7, 333) = 5.755, p < 0.001) với khả năng dự báo 10.8% sự biến thiên của trì hoãn học tập (R2 hiệu chỉnh = .0895). Tuy nhiên trong số các loại động lực học tập, chỉ có thiếu động lực, động lực hướng đến thành tựu và động lực hướng đến hiểu biết là những biến dự báo trì hoãn học tập có ý nghĩa thống kê với các hệ số lần lượt là: β = .255, t = 4.080, p < 0.001; β = -.262, t = -3.086, p < 0.01; β = .254, t = 2.438, p < 0.05.

3.4. Kết quả phân tích tương quan từng phần giữa các động lực học tập

Mô hình hồi quy cho thấy ảnh hưởng của các loại động lực còn lại đã bị ba loại động lực trên loại bỏ. Phân tích tương quan từng phần cho thấy hệ số tương quan giữa động lực điều chỉnh bên ngoài, động lực điều chỉnh nhập nội, động lực điều chỉnh xác nhận và động lực hướng đến trải nghiệm với trì hoãn học tập khi kiểm soát

ảnh hưởng của ba biến thiếu động lực, động lực hướng đến thành tựu và động lực hướng đến hiểu biết giảm xuống gần giá trị 0 và không có ý nghĩa thống kê. Kết quả

này cho thấy hai khả năng: (1) Mối tương quan của từng loại động lực này với trì hoãn học tập là những mối tương quan ảo do ba biến thiếu động lực, động lực để

thành tựu và động lực để biết gây ra hoặc (2) Ba biến thiếu động lực, động lực để biết và động lực để thành tựu đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các loại động lực còn lại với trì hoãn học tập. Tuy nhiên do giới hạn nghiên cứu, chúng tôi không tập trung tìm hiểu mối quan hệ này.

3.5. Kết quả phân tích hồi quy trì hoãn học tập theo sự thỏa mãn các nhu

cầu tâm lý cơ bản

Kết quả phân tích tương quan cũng cho thấy giữa các biến số về sự thỏa mãn

Một phần của tài liệu Báo cáo Mối liên hệ giữa sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, động lực học tập và trì hoãn học tập ở sinh viên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)