sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết và sự thỏa mãn nhu cầu tự chủđối với trì hoãn học
tập thông qua sự thỏa mãn nhu cầu năng lực.
Để kiểm tra khả năng thứ hai, nghiên cứu đã tiến hành phân tích mô hình mạng SEM nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình giả thuyết vềảnh hưởng gián tiếp của sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết và sự thỏa mãn nhu cầu tự chủđối với trì hoãn học tập thông qua sụ thỏa mãn nhu cầu năng lực (Hình 1). Kết quả phân tích cho thấy mô hình có các giá trị kiểm định sự phù hợp là CMIN/DF = 1.045, CFI = .992, RFI = .977 và RMSEA = .012. Các giá trị này thỏa mãn điều kiện về sự phù hợp của mô hình, trong đó, CMIN/DF nhở hơn 5 , CFI và NFI lớn hơn .90 và RMSEA nhỏ hơn
0.08. Mô hình cũng cho thấy sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết và sự thỏa mãn nhu cầu tự
chủ làm tăng sự thỏa mãn nhu cầu năng lực và từđó làm giảm trì hoãn học tập.
Hình 1. Mô hình kết quả phân tích ảnh hưởng trung gian của sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết và nhu cầu năng lực đối với trì hoãn học tập thông qua sự thỏa mãn nhu cầu năng lực. Ghi chú. RS = Sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết. AS = Sự thỏa mãn nhu cầu tự chủ. CS = Sự thỏa mãn nhu cầu năng lực. AP = Trì hoãn học tập
Như vậy sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết và nhu cầu tự chủ có ảnh hưởng gián tiếp đối với trì hoãn học tập thông qua sự thỏa mãn nhu cầu năng lực. Kết quả phân tích cũng cho thấy sự thỏa mãn nhu cầu năng lực có hiệu ứng trung gian toàn phần trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết và nhu cầu tự chủ đối với trì hoãn học tập. Do đó, phân tích ảnh hưởng trung gian của sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lýđối với trì hoãn học tập thông qua động lực học tập sẽđược tiến hành với các biến số là sự thỏa mãn nhu cầu năng lực, động lực để biết, động lực đạt thành tự và thiếu động lực.