Tình hình nghiên cứu về mật độ, khoảng cách trồng ngô trên thế giới

Một phần của tài liệu Báo cáo Nghiên cứu tuyển chọn giống và một số biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc tại tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 30)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ, khoảng cách trồng ngô trên thế giới

Tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà tạo giống ngô. Bằng nhiều phương pháp người ta đã không ngừng cải thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới. Mật độ trồng và khoảng cách giữa các hàng ngô là những vấn đề được nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp canh tác ngô.

Mật độ gieo trồng có quan hệ mật thiết với năng suất ngô. Tại vùng Simnic, Rumani trong 2 năm 2009 và 2010 các nghiên cứu về mật độ gieo trồng đã được tiến hành với các giống ngô lai Fundulea 475, Kamelias, Danubian, KWS 2376, Rapsodia và Kitty. Trong cả hai năm ngô được gieo vào ngày 15/4 với 3 mật độ thí nghiệm: 40.000 cây/ha, 50.000 cây/ha và 60.000 cây/ha. Kết quả cho thấy mật độ gieo trồng 60.000 cây/ha cho năng suất cao nhất 8.190 kg/ha, tiếp theo là mật độ 50.000 cây/ha năng suất đạt 7570 kg/ha và cuối cùng là mật độ 40.000 cây/ha năng suất đạt 7430 kg/ha (Borleanu Ioana Claudia, 2010)[49].

William và cs (2002) đã làm thí nghiệm với 4 giống ngô khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp và góc lá tại 6 địa điểm ở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm 1998 - 1999, với 5 mật độ từ 56.000 - 90.000 cây/ha và khoảng cách hàng là 38 cm, 56 cm và 76 cm đã rút ra các kết luận: Năng suất đạt cao nhất ở khoảng cách hàng 38 cm và mật độ 90.000 cây/ha (William D., Widdicombe, Kurt D., 2002)[57]. Neradic và Slovic (1999) đã thí nghiệm trên giống ngô lai ZPSP 704 với mật độ 40.016 - 90.416 cây/ha và được bón 100 - 125 N/ha. Kết quả cho thấy năng suất ngô tăng khi mật độ tăng và đã đạt năng suất cao nhất 12,2 tấn/ha ở mật độ 80.256 cây/ha. Việc năng suất tăng ở khoảng cách hàng hẹp so với hàng rộng, đặc biệt ở mật độ cao, được giải thích là do tiếp nhận năng lượng mặt trời tốt hơn, giảm bốc hơi nước và hạn chế cỏ dại phát triển do sớm che phủ mặt đất (Sener O. và cs, 2004)[56].

Một phần của tài liệu Báo cáo Nghiên cứu tuyển chọn giống và một số biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc tại tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 30)