Nghiên cứu một số biện pháp canh tác ngô trên đất dốc theo hướng bền

Một phần của tài liệu Báo cáo Nghiên cứu tuyển chọn giống và một số biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc tại tỉnh Yên Bái (Trang 38 - 42)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4.2. Nghiên cứu một số biện pháp canh tác ngô trên đất dốc theo hướng bền

tại tỉnh Yên Bái

2.4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ, khoảng cách trồng tới sinh trưởng và năng suất giống ngô triển vọng trên đất dốc

Tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT[28]. Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản 10 TCN 216-2003.

* Thiết kế thí nghiệm 2:

Thí nghiệm hai nhân tố được thiết kế theo kiểu ô chính – ô phụ (Split-Plot Design – SPD) với 3 lần nhắc lại được tiến hành trong vụ Xuân và vụ Hè Thu 2016. Lượng bón phân viên nén là nhân tố chính gồm 5 mức phân bón (P0, P1, P2, P3, P4) và mật độ khoảng cách trồng là nhân tố phụ gồm 3 mức (M1, M2, M3). Số công thức thí nghiệm là 5 x 3 = 15 công thức. Tổng số ô thí nghiệm là 5 x 3 x 3 = 45 ô. Gieo 6 hàng/ô với mật độ, khoảng cách như trong công thức thí nghiệm. Trồng 2 hạt/hốc và tỉa để 1 cây/hốc. Các chỉ tiêu theo dõi ở 4 hàng giữa ô, xung quanh thí nghiệm có dải bảo vệ, chiều rộng dải bảo vệ ít nhất là 2 hàng ngô.

P3 P1 P2 P4 P0 M2 I P2 P0 P4 P1 P3 M1 P1 P4 P3 P0 P2 M3 P2 P1 P4 P3 P0 M1 II P0 P3 P2 P4 P1 M3 P3 P0 P1 P2 P4 M2 P1 P2 P0 P3 P4 M3 III P2 P3 P1 P4 P0 M2 P0 P1 P4 P2 P3 M1 Hình 2.2. Sơ đồ thí nghiệm 2

Bảng 2.4. Lượng phân bón và mật độ khoảng cách trồng

Công thức (Mật độ, khoảng cách)Nhân tố phụ (Lượng phân bón/ha) Nhân tố chính

M1P0 50 x 30 cm 0 N + 0 P2O5 + 0 K2O M1P1 50 x 30 cm 150 N + 90 P2O5 + 90 K2O M1P2 50 x 30 cm 400 kg phân viên nén NPK M1P3 50 x 30 cm 500 kg phân viên nén NPK M1P4 50 x 30 cm 600 kg phân viên nén NPK M2P0 60 x 25 cm 0 N + 0 P2O5 + 0 K2O M2P1 60 x 25 cm 150 N + 90 P2O5 + 90 K2O M2P2 60 x 25 cm 400 kg phân viên nén NPK M2P3 60 x 25 cm 500 kg phân viên nén NPK M2P4 60 x 25 cm 600 kg phân viên nén NPK M3P0 70 x 25 cm 0 N + 0 P2O5 + 0 K2O M3P1 70 x 25 cm 150 N + 90 P2O5 + 90 K2O M3P2 70 x 25 cm 400 kg phân viên nén NPK M3P3 70 x 25 cm 500 kg phân viên nén NPK M3P4 70 x 25 cm 600 kg phân viên nén NPK

Trong đó: P0: Không bón phân; P1: Sử dụng phân đơn bón vãi thông thường; P2-P4: Sử dụng phân viên nén NPK Con lười (17:5:11). M1: 50 x 30 cm (6,6 vạn cây/ha); M2: 60 x 25 cm (6,6 vạn cây/ha); M3: 70 x 25 (5,7 vạn cây/ha).

* Quy trình kỹ thuật Phân bón:

- Lượng bón: Theo công thức thí nghiệm. - Phương pháp bón phân:

+ Đối với phân viên nén:

Bón lót: 100% phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 100% phân viên nén NPK.

+ Đối với phân rời bón theo phương pháp truyền thống:

Bón lót: 100% phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 100% phân lân + 1/4 lượng đạm. Bón thúc: Chia làm 2 lần:

Lần 1 (khi ngô 4 - 5 lá): 1/4 lượng đạm + 1/2 lượng kali (rạch rãnh sâu 3 - 5 cm theo hàng ngô cách gốc 5 – 7 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun nhẹ).

Lần 2 (khi ngô 8 - 9 lá): 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali, rạch rãnh sâu 5 - 7 cm theo hàng ngô cách gốc 10 – 12 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun cao).

Chăm sóc:

- Vun xới và bón thúc:

+ Khi ngô 4 - 5 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1, tưới nước (để đất đủ ẩm 70 – 80%) và tỉa định cây.

+ Khi ngô 8 - 9 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp với bón thúc lần 2, tưới nước (để đất đủ ẩm 70 – 80%) và vun cao chống đổ.

- Tưới tiêu: Phụ thuộc nước trời.

Phòng trừ sâu bệnh:

Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

Thu hoạch:

Khi ngô chín (chân hạt có vết đen hoặc khoảng 75% số cây có lá bi khô) chọn ngày nắng ráo để thu hoạch.

2.4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của làm đất tối thiểu và che phủ sinh học tới mức xói mòn, sinh trưởng và năng suất ngô trên đất dốc

* Thiết kế thí nghiệm 3

Dải bảo vệ

I Rãnh lót nilon D1 Rãnh lót nilon D2 Rãnh lót nilon D3 S1

D3 D1 D2 S3

Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon

D2 D3 D1 S2

Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon

II Rãnh lót nilon D2 Rãnh lót nilon D1 Rãnh lót nilon D3 S2

D1 D3 D2 S1

Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon

D3 D2 D1 S3

Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon

III Rãnh lót nilon D3 Rãnh lót nilon D1 Rãnh lót nilon D2 S1

D2 D3 D1 S3

Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon

D1 D2 D3 S2

Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon Rãnh lót nilon

Dải bảo vệ

Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm 3

Bảng 2.5. Phương thức làm đất và che phủ sinh học

Công thức (Phương thức làm đất)Nhân tố phụ (Vật liệu che phủ) Nhân tố chính

S1D1 Cày bừa, rạch hàng 0 cây/ô (0 tấn/ha)

S1D2 Cày bừa, rạch hàng 30 cây/ô (2,0 tấn/ha)

S1D3 Cày bừa, rạch hàng 60 cây/ô (4,0 tấn/ha)

S2D1 Không cày bừa, rạch hàng 0 cây/ô (0 tấn/ha)

S2D2 Không cày bừa, rạch hàng 30 cây/ô (2,0 tấn/ha)

S2D3 Không cày bừa, rạch hàng 60 cây/ô (4,0 tấn/ha)

S3D1 Không cày bừa, cuốc hốc 0 cây/ô (0 tấn/ha)

S3D2 Không cày bừa, cuốc hốc 30 cây/ô (2,0 tấn/ha)

S3D3 Không cày bừa, cuốc hốc 60 cây/ô (4,0 tấn/ha)

Trong đó:

Vật liệu che phủ (D): D1:không che phủ ; D2: 30 cây/ô; D3: 60 cây/ô.

Phương thức làm đất (S): S1: Cày bừa, rạch hàng S2: Không cày bừa, rạch hàng; S3: Không cày bừa, cuốc hốc.

Thí nghiệm hai nhân tố được thiết kế theo kiểu ô chính – ô phụ (Split-Plot Design – SPD) với 3 lần nhắc lại được tiến hành trong vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017. Vật liệu che phủ: thân cây ngô lả nhân tố chính gồm 3 mức (D0, D1, D2) và phương thức làm đất là nhân tố phụ gồm 3 mức (S1, S2, S3). Số công thức thí nghiệm là: 3 x 3 = 9 công thức. Tổng số ô thí nghiệm là: 3 x 3 x 3 = 27 ô. Gieo trồng với khoảng cách, mật độ được chọn từ kết quả của thí nghiệm 2. Các chỉ tiêu theo dõi ở 2 hàng giữa ô. Dưới chân các ô thí nghiệm đào hố với kích thước 5 m x 0,5 m x 0,8 m, lót nilon. * Quy trình kỹ thuật: Phân bón: - Chọn từ kết quả tốt nhất ở thí nghiệm 2. Chăm sóc: - Vun xới và bón thúc:

+ Khi ngô 4 - 5 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1, tưới nước (để đất đủ ẩm 70 – 80%) và tỉa định cây.

+ Khi ngô 8 - 9 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp với bón thúc lần 2, tưới nước (để đất đủ ẩm 70 – 80%) và vun cao chống đổ.

- Tưới tiêu: Phụ thuộc nước trời.

Phòng trừ sâu bệnh:

Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

Thu hoạch:

Khi ngô chín (chân hạt có vết đen hoặc khoảng 75% số cây có lá bi khô) chọn ngày nắng ráo để thu hoạch.

2.4.3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác ngô trên đất dốc theo hướng bền vững tại tỉnh Yên Bái

- Đưa ra phương pháp canh tác hiệu quả nhất dựa trên kết quả tổng hợp từ thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3.

- Lựa chọn phương pháp “nông dân cùng tham gia” xây dựng mô hình.

Một phần của tài liệu Báo cáo Nghiên cứu tuyển chọn giống và một số biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc tại tỉnh Yên Bái (Trang 38 - 42)