6. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Nhóm yếu tố bên trong
1.3.2.1. Quan điểm, nhận thức và phƣơng pháp điều hành, quản lý của lãnh đạo - Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng phản ánh định hƣớng tài trợ của một ngân hàng đối với khách hàng, trở thành hƣớng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng. Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng và các vấn đề liên quan tới việc cấp tín dụng nhƣ chính sách về đối tƣợng khách hàng, quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất tín dụng và phí, thời hạn, loại tài sản đảm bảo… Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng, thu đƣợc nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên mỗi NHTM có một chính sách tín dụng riêng phù hợp với cơ cấu, mục tiêu, nguồn vốn... của mình trong từng giai đoạn. Thực chất, chính sách tín dụng là chính sách khách hàng của NHTM, nhằm tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
- Chiến lƣợc kinh doanh
Chiến lƣợc kinh doanh là chiến lƣợc quan trọng hàng đầu đối với NHTM. Mỗi NHTM có một chiến lƣợc kinh doanh khác nhau trong hoạt động của mình, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn có hiệu quả, giúp khai thác thế mạnh và nâng
34
cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng. Chiến lƣợc kinh doanh ảnh hƣởng trực tiếp tới định hƣớng và quy mô hoạt động cho vay trong từng thời kỳ. Khi ngân hàng có một chiến lƣợc tín dụng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. Do vậy nhà quản trị ngân hàng phải đề ra đƣợc một chiến lƣợc kinh doanh dài hạn một cách phù hợp, linh hoạt dựa trên quan hệ tổng thể với các chiến lƣợc kế hoạch khác
- Quy trình tín dụng
Tín dụng, đặc biệt là cho vay, là hoạt động sinh lời cao nhất nhƣng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho NHTM. Do vậy để hạn chế rủi ro ngân hàng phải xem xét, ƣớc lƣợng khả năng sinh lời và rủi ro trƣớc và trong khi tài trợ đó chính là quá trình phân tích tín dụng. Nội dung của phân tích tín dụng là thu thập các thông tin, phân tích, xử lý các thông tin nhằm xác định uy tín, tƣ cách pháp lý và khả năng tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả dự án … của khách hàng trong quá khứ, hiện tại và cả tƣơng lai. Do vậy quá trình phân tích tín dụng phải đƣợc tiến hành một cách nghiêm túc để loại bỏ những khoản vay xấu gây thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời cần có sự nhanh gọn, tiết kiệm chi phí
1.3.2.2. Cơ chế, nguyên tắc và hệ thống quản lý của ngân hàng
Quá trình kiểm tra phải đƣợc thực hiện liên tục thƣờng xuyên cho chính bản thân ngân hàng và cho khách hàng. Đối với khách hàng, ngân hàng thực hiện kiểm tra, kiểm soát hồ sơ vay vốn, các thông tin báo cáo, sử dụng vốn vay…của khách hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay. Mặt khác, đối với bản thân ngân hàng đó là quá trình kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách và quy trình các khoản tín dụng, trên cơ sở đó có thể khắc phục, loại bỏ những sơ hở có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng. Kiểm tra kiểm soát góp phần làm tăng chất lƣợng và hiệu quả tín dụng bởi nó giúp ngân hàng thực hiện đƣợc mục tiêu an toàn bên cạnh mục tiêu sinh lời.
1.3.2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị thực hiện nhiệm vụ
Cơ sở trang thiết bị cũng là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Đó là các công cụ, phƣơng tiện phục vụ cho việc quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tạo điều kiện thuận tiện nhanh chóng trong quá trình tác
35
nghiệp và thực hiện giao dịch với khách hàng. Việc hiện đại hoá công nghệ, đầu tƣ nâng cấp phần mềm cốt lõi, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng các sản phẩm tín dụng nói riêng và sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung, tạo sự tin tƣởng và gia tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng.
1.3.2.4. Trình độ, năng lực đội ngũ nhân viên
Vấn đề nhân sự là vấn đề cực kì quan trọng đối với mỗi tổ chức, trong đó nổi bật lên 2 vấn đề: chất lƣợng nhân sự và quản lý nhân sự. Chất lƣợng nhân sự ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đế trình độ chuyên môn mà còn bao gồm cả lƣơng tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động. Chất lƣợng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động, sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm,… trong 1 chừng mực nào đó có thể giúp công ty bù đắp đƣợc những hạn chế về công nghệ. Bên cạnh đó thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đƣợc chú ý, bởi lẽ không phải cứ cán bộ tín dụng giỏi là có chất lƣợng tín dụng cao. Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng ngƣời.
Cán bộ ngân hàng tác động trực tiếp đến chất lƣợng của hoạt động cho vay. Khi ngân hàng có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực, phẩm chất tốt, làm việc chuyên nghiệp, thực hiện đầy đủ chính xác các bƣớc nghiệp vụ theo đúng quy trình quy định thì ngân hàng sẽ có chất lƣợng tín dụng cao và ngƣợc lại.
Cán bộ tín dụng là những ngƣời trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu… cho khách hàng, xử lý quy trình tín dụng từ việc xem xét hồ sơ, thẩm định, phân tích, giải ngân, thu nợ, dự báo rủi ro và xử lý các phát sinh liên quan. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ hạn chế đƣợc những rủi ro và góp phần nâng cao đƣợc hiệu quả cho vay. Đặc biệt:
- Năng lực của cán bộ trong công tác thẩm định
Thẩm định là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán, là khâu quyết định chất lƣợng tín dụng của dự án/khoản vay. Công tác thẩm định nếu đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận với chất lƣợng cao sẽ mang
36
lại các quyết định chính xác, lựa chọn đƣợc dự án có hiệu quả, xác định số tiền vay, thời gian cho vay, kỳ hạn trả nợ hợp lý, hạn chế đƣợc rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tƣ và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu việc thẩm định không đƣợc tiến hành chặt chẽ thì khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng sẽ rất lớn và khoản cho vay chắc chắn sẽ có hiệu quả không cao.
- Năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng của cán bộ
Công tác thẩm định dự án/khoản vay của khách hàng đƣợc tiến hành kĩ lƣỡng, giúp cho ngân hàng lựa chọn đƣợc những khách hàng tốt, những phƣơng án kinh doanh khả thi và khả năng sinh lời cao, song đó chƣa phải là sự bảo đảm chắc chắn để có đƣợc chất lƣợng tín dụng hay hiệu quả cho vay cao. Bởi hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không thể lƣờng trƣớc những tình huống ngoài dự kiến có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Chính vì vậy mà công tác giám sát, xử lý tình huống tín dụng khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng.
37
CHƢƠNG 2: CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN –