6. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ Sacombank Bấc Ninh
2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Sacombank Bắc Ninh
- Chủ động, tích cực xúc tiến đầu tƣ tại các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc, khơi dậy tiềm năng của địa phƣơng, ƣu tiên tài trợ tín dụng và các dịch vụ tài chính đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo ra nhiều công ăn việc làm, sinh kế bền vững cho ngƣời lao động, phát triển kinh tế vùng miền kết hợp an ninh quốc phòng.
- Nâng cao năng lực quản trị, điều hành trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện và chuẩn hóa cơ chế chính sách đảm bảo đơn giản hóa về thủ tục, quy trình nghiệp vụ; xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Sacombank - chi nhánh Bắc Ninh.
- Tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro và kiểm tra giám sát trong toàn hệ thống. Triển khai công tác phân tích rủi ro trên cơ sở phân tích đầy đủ các dữ liệu lớn theo toàn ngành, lĩnh vực, khu vực, sản phẩm và đối tƣợng khách hàng.
39
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Sacombank Bắc Ninh
Hình 2. 1. Cơ cấu tổ chức Sacombank – chi nhánh Bắc Ninh
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính chi nhánh Sacombank Bắc Ninh)
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
- Ban Giám đốc: Kiểm tra, đôc đốc, xử lý các hoạt động của các phòng ban hàng ngày để đảm bảo chi nhánh hoạt động hiệu quả.
- Phòng Kế toán – Tài chính: Thực hiện công tác kế toán cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh: Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh; tham mƣu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính kế toán; thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ.
- Phòng Tổ chức hành chính: Tổ chức, triển khai công tác tuyển dụng nhân sự theo đúng yêu cầu của ngân hàng, triển khai mô hình tổ chức của Chi nhánh, quy định về quản lý cán bộ công nhân viên, chế độ lƣơng thƣởng và quyền lợi, bên cạnh đó phổ biến các văn bản, quy định,…
- Phòng Quản lý rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro có chức năng tham mƣu, đề xuất các chính sách hiệu quả, biện pháp phát triển hoạt động tín dụng. Đề xuất các phƣơng án, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, tham gia xử lý nợ xấu đồng thời quản lý, giám sát, đảm bảo hệ thống quản lý rủi ro vận hành tốt.
- Phòng Quản lý tín dụng: Phòng Quản trị tín dụng trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng, thực hiện lƣu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ.
40
- Phòng khách hàng cá nhân
Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân (KHCN) qua các kênh giao dịch của ngân hàng, chịu trách nhiệm chăm sóc KHCN, quản lý và phát triển quan hệ với KHCN của chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp các ý kiến thắc mắc của KHCN, tƣ vấn hƣớng dẫn KH về sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, quản lý, lƣu trữ các hồ sơ và chứng từ, thực hiện báo cáo thống kê cho Giám Đốc chi nhánh về hoạt động tín dụng, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN, và tình hình phát triển quan hệ về chăm sóc KHCN của chi nhánh.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp
Tố chức triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN), quản lý, lƣu trữ các hồ sơ và chứng từ khác liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, quản lý tài khoản và thông tin của KHDN, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế toán, và thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHDN, thực hiện các công việc khác liên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm sóc KHDN.
- Phòng Giao dịch khách hàng: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với các khách hàng; thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân đƣợc duyệt; mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản; thực hiện các giao dịch thanh toán và chuyển tiền cho khách hàng; tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng, duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng;...
- Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ: Quản lý các nghiệp vụ xuất nhập quỹ, tài khoản của ngân hàng, đƣa ra những hạn chế trong quá trình làm việc, đề xuất các giải pháp khắc phục đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng.
- Các phòng giao dịch: Phòng giao dịch có nhiệm vụ xử lý nghiệp vụ giao dịch tiền gửi, chuyển tiền, cho vay các khách hàng trên địa bàn, mua, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch bằng mọi hình thức tiếp nhận và mở các hồ sơ khách hàng mới, kiểm tra tính hợp lý chứng từ của khách hàng và xử lý.
41
2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lƣới hoạt động
Sau hơn 17 năm hoạt động, đến nay Sacombank – chi nhánh Bắc Ninh có 4 Phòng giao dịch, bao gồm:
- PGD Quế Võ: Địa chỉ 100 Khu 1, Thị Trấn Phố Mới, Huyện Quế Võ, Bắc Ninh - PGD Thuận Thành: Địa chỉ 89 - 91 Phố Hồ, Thị Trấn. Hồ, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
- PGD Nguyễn Gia Thiều: Địa chỉ 113 Nguyễn Gia Thiều, Phƣờng Suối Hoa, Thành Phố Bắc Ninh
- PGD Tiên Du: Địa chỉ 140-142 Lý Thƣờng Kiệt, Thị Trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh