6. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Thực trạng về Quy trình cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
TMCP Sài Gòn thương tín – Chi nhánh Bắc Ninh
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thƣơng tín – Chi nhánh Bắc Ninh đang thực hiện cho vay theo quy trình cho vay đƣợc quy định tại Quy chế cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 727/2018/QĐ-HĐQT ngày 10/07/2018 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn thƣơng tín. Cụ thể, quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thƣơng tín bao gồm các bƣớc cơ bản sau:
51
2.2.3.1. Tiếp thị Khách hàng, tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ của Khách hàng
- Giám đốc/trƣởng phòng KHDN giao chỉ tiêu tiếp thị Khách hàng cho Chuyên viên Quản lý QHKH tại Đơn vị kinh doanh.
- Chuyên viên quản lý QHKH chuẩn bị danh sách khách hàng cần tiếp thị sản phẩm cho vay hoặc khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Sacombank. Gọi điện hẹn gặp Khách hàng để chào bán và giới thiệu sản phẩm của Sacombank.
- Hƣớng dẫn Khách hàng các thủ tục và hồ sơ vay vốn nếu Khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Tìm hiểu và thu thập nhu cầu của Khách hàng để đề xuất cải tiến các sản phẩm hiện có nhằm nâng cao chất lƣợng và cải tiến sản phẩm.
- Báo cáo kết quả bán hàng, tiếp thị cho Giám đốc/Trƣởng phòng KHDN. 2.2.3.2. Thẩm định và xét duyệt cho vay
Căn cứ thông tin, giấy tờ, tài liệu do Khách hàng cung cấp, CV QLQHKH thực hiện:
- Đánh giá sơ bộ tính pháp lý, ngành nghề hoạt động kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, nhu cầu của khách hàng, tài sản bảo đảm, quá trình giao dịch của Khách hàng với Sacombank và các tổ chức tín dụng khác.
- Xác minh nơi cƣ trú, nơi sản xuất kinh doanh và nơi có tài sản bảo đảm + Xác minh ngành nghề hiện tại, tình hình hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất, bộ máy, cơ cấu tổ chức quản lý
+ Xác minh năng lực tài chính, năng lực trả nợ của khách hàng + Xác minh vị trí, tình trạng phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ + Xác minh vị trí, đặc điểm của tài sản bảo đảm
- Thẩm định tƣ cách pháp lý của khách hàng
Căn cứ hồ sơ pháp lý do Khách hàng cung cấp, CV QLQHKH thực hiện + Thẩm định năng lực chủ thể
+ Thẩm định nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh
+ Thẩm định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, bộ máy kế toán, năng lực đội ngũ quản lý
+ Thẩm định ngƣời đại diện theo pháp luật, đại diệm trong quan hệ vay vốn, chủ sở hữu trên giấy tờ và ngƣời chủ thực sự
52
+ Thẩm định xác định nhóm khách hàng có liên quan theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc.
- Thẩm định tình hình hoạt động của Khách hàng
+ Phân tích báo cáo tài chính để làm rõ tình hình nguồn vốn, tài sản, hàng hóa, tồn kho, các khoản phải thu, phải trả, lãi, lỗ các chỉ tiêu tài chính.
+ Thẩm định uy tín tình hình quan hệ tín dụng hiện nay
+ Thẩm định thị trƣờng đầu vào/ra, chính sách bán hàng, chính sách công nợ, hệ số nợ.
- Thẩm định nhu cầu vay vốn của Khách hàng
+ Thẩm định mục đích vay: Đánh giá tính hợp pháp của phƣơng án, dự án đầu tƣ, mục đích vay vốn, đối chiếu mục đích vat vốn với chức năng sản xuất, kinh doanh của Khách hàng.
+ So sánh nhu cầu vốn với nhu cầu sử dụng vốn, vốn tự có, nguồn vốn và kế hoạch trả nợ.
+ Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của phƣơng án, dự án đầu tƣ + Thẩm định, xác định nguồn trả nợ, thời hạn cho vay, kỳ trả nợ
+ Thẩm định khả năng quản lý, kiểm soát của Sacombank về nguồn trả nợ của Khách hàng.
+ Đối với dự án đầu tƣ, còn phải thẩm định: Sự cần thiết đầu tƣ, thị trƣờng đầu vào, đầu ra của Dự án, kỹ thuật và công nghệ của Dự án, Tổ chức thực hiện dự án, kế hoạch tài chính của Dự án, Hiệu quả của Dự án và nguồn trả nợ, phân tích độ nhạy cảm của Dự án để dự kiến những thay đổi ảnh hƣởng đến Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thời gian hoàn vốn, dự báo và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
- Thẩm định tài sản bảo đảm
Căn cứ hồ sơ về chủ sở hữu tài sản bảo đảm do khách hàng hoặc bên bảo đảm cho Khách hàng cung cấp, CV QLQHKH thực hiện:
+ Xác minh tính hợp lệ, hợp pháp về quyền sở hữu TSBĐ
+ Nếu TSBĐ là của Bên thứ 3: Xác định mối quan hệ giữa Khách hàng và bên bảo đảm.
53
+ Xác định giá trị thực tế của TSBĐ theo quy định hiện hành
+ Xác định khả năng phát mại, tính thanh khoản, chi phí quản lý TSBĐ nếu có + Lập báo cáo, biên bản định giá TSBĐ
- Lập tờ trình thẩm định
+ CV QLQHKH lập tờ trình thẩm định trong đó nêu rõ các nội dung đã kiểm tra, phân tích, thẩm định, đƣa ra đề xuất Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không, độ tin cậy của các số liệu trong phƣơng án vay vốn, báo cáo tài chính, khả năng bán chéo sản phẩm dịch vụ, các lợi ích ngân hàng có thể thu đƣợc và các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, biện pháp quản lý rủi ro.
+ Đề xuất cho vay hay không cho vay, lý do, số tiền, lãi suất cho vay, phƣơng thức cho vay, thời hạn vay, kỳ trả nợ, biện pháp bảo đảm, biện pháp quản lý nguồn tiền trả nợ và tài sản bảo đảm, các kiến nghị khác.
2.2.3.3. Phê duyệt cho vay
- Trƣờng hợp thuộc thẩm quyền
+ Xem xét lại toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định đã có ý kiến của CV QLQHKH và Trƣởng phòng KHDN/ Giám đốc KHDN
+ Quyết định cho vay hay không cho vay
Nếu đồng ý cho vay: Thông báo cho Khách hàng về việc đồng ý cho vay, đồng thời yêu cầu khách hàng hoàn tất hồ sơ theo phê duyệt.
Trƣờng hợp không đồng ý cho vay: Thông báo cho Khách hàng về việc từ chối cho vay.
- Trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền
+ Xem xét lại toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định đã có ý kiến của CV QLQHKH và TP KHDN/ GĐ KHDN
+ Chuyển toàn bộ hồ sơ tới cấp phê duyệt có thẩm quyền 2.2.3.4. Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt cho vay
- Hoàn thiện Hợp đồng bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo quy định nhận TSBĐ tại Sacombank.
- Hoàn thiện Hợp đồng tín dụng: Lập Hợp đồng tín dụng, Ký kết Hợp đồng tín dụng, Hoàn tất ký kết Hợp đồng tín dụng và lƣu chứng từ.
54
2.2.3.5. Giải ngân
- Lập tờ trình giải ngân - Lập giấy nhận nợ
- Thực hiện hạch toán giải ngân trên T24 - Hoàn tất thủ tục và lƣu chứng từ
2.2.3.6. Quản lý sau giải ngân, thu hồi nợ
- Tiếp nhận yêu cầu về những thay đổi liên quan đến khoản vay (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thay đổi lãi suất, thay đổi TSBĐ, các thay đổi khác) của Khách hàng
+ Kiểm tra quá trình trả nợ của khách hàng, xác minh, phân tích, thẩm định điều kiện của Khách hàng để đề xuất cho ý kiến đánh giá về yêu cầu thay đổi, cơ cấu thời hạn trả nợ cho Khách hàng
+ Lập tờ trình thẩm định trình cấp phê duyệt ban đầu của khoản cấp tín dụng + Kiểm tra các giấy tờ thay đổi liên quan đến khoản cấp tín dụng
+ Soạn thảo và ký kết HĐTD/Phụ lục HĐTD, HĐTC/Phụ lục HĐTC + Nhập liệu những thay đổi lên hệ thống T24 và lƣu trữ hồ sơ.
- Tiếp nhận và kiểm tra yêu cầu về việc trả nợ một phần của Khách hàng + Tiếp nhận yêu cầu, đề nghị của Khách hàng về việc trả trƣớc một phần gốc vay + Tính toán số tiền phí trả nợ trƣớc hạn nếu có
+ Thông báo Khách hàng nộp tiền vào TK TGTT
+ Kiểm tra số dƣ TK TGTT nếu đủ tiền gốc, phí hạch toán thu phí và một phần gốc trên T24 theo đúng đề nghị của Khách hàng
+ Nêu số dƣ TK TGTT không đủ để trả nợ, CV QLQHKH thông báo Khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản.
2.2.3.7. Thanh lý các Hợp đồng, giải chấp tài sản bảo đảm, lƣu hồ sơ - Tiếp nhận yêu cầu
- Thu nợ tín dụng: Hạch toán thu gốc, lãi và phí + Tính toán số tiền gốc, lãi và phí (nếu có)
55
+ Nếu đủ số dƣ Tài khoản tiền gửi thanh toán hạch toán thu nợ trên T24
+ Nếu số dƣ Tài khoản tiền gửi thanh toán không đủ để trả nợ, CV QLQHKH thông báo Khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản.
- Hoàn tất thủ tục và lƣu chứng từ
+ Sau khi thực hiện xong thu nợ, tất toán khoản vay trên T24 cho Khách hàng thực hiện xuất kho, giải chấp TSBĐ theo quy trình xuất kho, giải chấp, bàn giao TSBĐ cho Khách hàng.
Quy trình cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Bắc Ninh thực hiện theo quy trình chung về cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thƣơng tín. Việc vận hành theo đúng quy trình cho vay trên nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng nhƣ Chi nhánh. Tuy nhiên, quy trình cho vay hiện tại vẫn còn tồn tại một số bất cập mà Sacombank Bắc Ninh cần thực hiện trong thời gian tới, nhắm hạn chế tối thiểu các rủi ro không đáng có xảy ra nhƣ: Đối với thẩm định cho vay, Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp thẩm định Khách hàng cần phải đảm bảo không chỉ thẩm định về mặt giấy tờ mà còn phải thẩm định trực tiếp và thực tế. Kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của Khách hàng, về hiện trạng tài sản bảo đảm, đặc biệt là đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa.
Đối với các khoản vay đã đƣợc duyệt, cần phải đảm bảo hạn mức sử dụng không bị vƣợt quá tài sản bảo đảm của khách hàng. Thƣờng xuyên kiểm tra và theo dõi trên bảng Excel đối với từng khách hàng. Tránh hiện tƣợng giải ngân vƣợt tài sản bảo đảm, đặc biệt là những khách hàng đƣợc phê duyệt tài sản bảo đảm là hàng hóa, do việc nhập vào xuất ra liên tục.
Đối với việc hạch toán giải ngân, hạch toán giải ngân do bộ phận xử lý tín dụng thực hiện, tuy nhiên, Chi nhánh cũng cần phải kiểm tra dữ liệu T24 các thông số nhƣ số tiền duyệt vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay … đã đƣợc hạch toán đúng chƣa nếu sai cần báo lại để đƣợc xử lý kịp thời, tránh sai xót trong số liệu làm mất cân đối số liệu của cả Chi nhánh.
Đối với việc Thanh lý Hợp đồng và xuất tài sản, Chi nhánh cần đảm bảo Khách hàng đã hết toàn bộ mọi nghĩa vụ tài chính đƣợc bảo đảm bằng tài sản đó tại
56
Sacombank. Tránh trƣờng hợp xuất kho tài sản bảo đảm cho khách hàng khi vẫn còn dƣ nợ, thẻ tín dụng tại Sacombank, đặc biệt là đối với trƣờng hợp Tài sản bảo đảm đảm bảo cho hai nghĩa vụ cá nhân và doanh nghiệp. Hồ sơ tín dụng của khách hàng sau khi hết dƣ nợ cũng cần phải đƣợc scan lại và lƣu trữ đầy đủ theo đúng quy định.