Cảm biến vị trí trục khuỷu (Crankshaft Position)

Một phần của tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH môn cảm BIẾN và cơ cấu CHẤP HÀNH TRÌNH bày ĐỊNH NGHĨA, ỨNG DỤNG và PHÂN LOẠI cảm BIẾN TRÊN ô tô (Trang 42 - 43)

6. TRÌNH BÀY CÁC CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH CHÍNH TRÊN XE

6.3.1 Cảm biến vị trí trục khuỷu (Crankshaft Position)

Chức năng và nhiệm vụ

Cảm biến trục khuỷu có nhiệm vụ xác định tốc độ vòng tua động cơ (RPM) và vị trí của piston sau đó gửi tín hiệu đến ECU. Kết hợp với tín hiệu từ trục cam, bộ điều khiển có thể nhận biết vị trí của piston và xupap để điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu và đánh lửa cho các xi-lanh thích hợp

a, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bộ phận chính của cảm biến là một cuộn cảm ứng, một nam châm vĩnh cửu và một rotor dùng để khép mạch từ có số răng tùy loại động cơ

Hình 6.2: Cấu tạo trục khuỷu

Đĩa tạo tín hiệu NE được làm liền với puly trục khuỷu và có 36 răng, thiếu 2 răng (thiếu 2 răng vì ứng với từng tín hiệu được tạo ra do sự chuyển động quay của một răng ta sẽ xác định được góc quay trục khuỷu và xác định được góc đánh lửa sớm của động cơ). Chuyển động quay của đĩa tạo tín hiệu sẽ làm làm thay đổi khe hở không khí giữa các răng của đĩa và cuộn nhận tín hiệu NE, điều đó tạo ra tín hiệu NE.

ECU sẽ xác định khoảng thời gian phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản dựa vào tín hiệu này. Khi răng càng ra xa cực nam châm thì khe hở không khí càng lớn, nên từ trở cao, do đó từ trường yếu đi. Tại vị trí đối diện, khe hở nhỏ, nên từ trường mạnh, tức là có nhiều đường sức từ cắt, trong cuộn dây sẽ xuất hiện một dòng điện xoay chiều, đường sức qua nó càng nhiều, thì dòng điện phát sinh càng lớn.

35 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Hình 6.2: Kết cấu và sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu

1. Cuộn dây, 2. Thân cảm biến, 3. Lớp cách điện, 4. Giắc cắm, 5. Rôto tín hiệu 6. Cuộn dây cảm biến vị trí trục cam.

Tín hiệu sinh ra thay đổi theo vị trí của răng, và nó được ECU đọc xung điện thế sinh ra, nhờ đó mà ECU nhận biết vị trí trục khuỷu và tốc động cơ.

Loại tín hiệu NE này có thể nhận biết được cả tốc độ động cơ và góc quay trục khuỷu tại vị trí răng thiếu của đĩa tạo tín hiệu, nhưng không xác định được điểm chết trên của kỳ nén hay kỳ thải.

b, Vị trí lắp đặt của cảm biến trục khuỷu

Cảm biến vị trí trục khuỷu thường lắp ở vị trí gần pu-ly trục khuỷu, phía trên bánh đà hoặc phía trên trục khuỷu.

Hình 6.3 Vị trí lắp đặt của cảm biến trục khuỷu

c, Các triệu chứng hư hỏng thường gặp của cảm biến trục khuỷu

Cảm biến này bị lỗi hoặc hư hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành của động cơ như khó khởi động, tốc độ cầm chừng hoặc tăng tốc không ổn định, rung lắc bất thường do đánh lửa sai và hao xăng. Trường hợp xấu hơn, xe sẽ không thể nổ máy.

Một phần của tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH môn cảm BIẾN và cơ cấu CHẤP HÀNH TRÌNH bày ĐỊNH NGHĨA, ỨNG DỤNG và PHÂN LOẠI cảm BIẾN TRÊN ô tô (Trang 42 - 43)