Quy trình trồng và chăm sóc giống cà chua HT160 của trang trại

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua HT160 tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 39)

4.2.1.1. Chuẩn bị đất

+ Cày xới đất: Sau khi dọn dẹp tàn dư vụ trước (cây trồng, cỏ dại…) đất được cày bằng máy cày (độ sâu cày 20 – 30 cm) sau đó phay đất phá mảng

+ Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + lân + 20% đạm + 30% kali + Lên luống: Sử dụng cuốc để lên luống (rộng 1 m, cao 20 cm) + Dùng nilon để phủ lên luống đất.

4.2.1.2. Gieo Hạt

Lượng hạt gieo 100-150gam hạt cho 1 ha. Trước khi gieo hạt ngâm hạt trong nước ấm 40-50°C trong khoảng 3 giờ. Sau đó cho hạt vào giấy vải bọc giấy kín để ở chỗ kín. Sau 3 - 4 ngày hạt nứt nanh thì đem gieo.

Hạt được gieo trên mặt luống, gieo ở độ sâu 0,5 – 1cm. Sau khi gieo hạt phủ một lớp rơm rạ trên mặt luống. Khi hạt nhú lên khỏi mặt đất lập tức lấy rơm rạ ra. Sau khi gieo khoảng 25 ngày cây có 5 - 6 lá thật thì đem đi trồng. Ngừng tưới nước khi trồng khoảng 1 tuần.

4.2.1.3. Trồng cây

- Ngày trồng: 14/06/2017 - Mật độ: 24000 cây/ha

+ Trồng 2 hàng so le trên luống, khoảng cách giữa 2 hàng 70 cm, trên một hàng cây cách cây 35 cm.

- Cách trồng

+ Cuốc lỗ trồng cây: Dùng cuốc để cuốc lỗ, cuốc sâu 50mm và đường

kính là 35mm

+ Kỹ thuật: Trồng theo lỗ đã cuốc sẵn, sau đó dùng tay nén lớp đất xung quanh cây để giúp cây đứng thẳng.

+ Khi trồng cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh + Trồng cây to với cây to, cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc + Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc.

+ Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay

4.2.1.4. Bón phân

Lượng phân bón cho 1 ha = 25 tấn phân chuồng hoai mục + 150kg N + 100kg P2O5 + 150kg K2O

Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 20% đạm + 30% kali Bón thúc:

- Đợt 1 khi cây hồi xanh: 10% đạm

- Đợt 2 khi cây ra nụ: 20% đạm, 20% kali - Đợt 3 khi cây ra quả rộ: 30% đạm, 30% kali - Đợt 4 sau khi thu quả đợt 1: bón phần còn lại

4.2.1.5. Kỹ thuật chăm sóc

 Nhu cầu nước

Nhu cầu nước của cà chua phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây, khi cây ra hoa đậu quả là cây cần nhiều nước. Lượng nước tưới cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất.

29

Sau khi trồng tưới liên tục trong vòng 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày mới tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và có quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn được giữ ẩm.

 Vun xới cà chua

Vun xới cà chua được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến 20 ngày phải vun gốc hai lần. Lần thứ nhất sau trồng 8-10 ngày, lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

 Làm giàn

Làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Cắm cọc xuống đất, cọc dài 3m đóng sâu xuống đất 20cm, buộc nhiều dây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc. Cà chua vươn tới đâu dùng dây mềm buộc cây lên giàn tới đấy.

 Bấm ngọn, tỉa cành

Dùng dao lam tỉa cành chỉ để lại 2 nhánh trên 1 cây (thân chính và nhánh phụ dưới chùm hoa thứ nhất), các mầm xuất hiện ở nách lá 3 - 4cm là vặt đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4 - 5 ngày 1 lần.

Sau khi trên thân chính và nhành phụ đã có đủ chùm hoa như ý muốn (5- 6 chùm) thì tiến hành bấm ngọn. Tính từ chùm quả cuối cùng lên thì để lại 2 lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Tỉa lá già: Vào cuối thời kì sinh trưởng của cây cà chua có những lá già vàng cần tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

4.2.1.6. Phòng trừ sâu bệnh

- Bệnh Virus: Bệnh xoăn lá thời gian đầu khi mới xuất hiện theo dõi những cây có dấu hiệu, nhổ bỏ tất cả những cây đã bị bệnh tránh tiếp xúc bằng tay và dụng cụ thay gang tay cao su sau mỗi lần nhổ cây. Giai đoạn sau vẫn duy trì và không nhổ bỏ vẫn tiếp tục tận thu vì cây vẫn cho quả nhưng quả chất lượng thấp và số lượng ít.

- Sâu xanh đục quả: Chỉ xuất hiện và gây thiệt hại từ tháng 11/2017. Trong thời gian này giá cà chua giảm do cạnh tranh với các vùng khác nên chủ trang trại cũng không quan tâm đến phòng trừ bệnh.

- Dọn dẹp vệ sinh sau thu thu hoạch:

+ Dọn sạch cỏ dại, rác thải (hộp giấy, túi nilon, găng tay…) sau khi thu

hoạch.

+ Lượng cành, lá, hoa, quả sau mỗi lần cắt tỉa được dọn sạch và vận chuyển ra hố rác.

4.2.1.7. Thu hoạch và bảo quả sau thu hoạch

 Thu hoạch

- Kỹ thuật: Chọn cắt những chùm, quả đã đảm bảo thu hái (màu sắc, chất lượng).

+ Cắt: Quả màu đỏ đậm, một phần những chùm đã ương gần đỏ, loại bỏ những quả còn xanh ra để đem dấm.

Cắt quả tới đâu xếp quả vào giỏ tới đấy, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cà chua bị dập nát.

+ Vận chuyển cà chua bằng cách xếp các giỏ cà chua lên thùng xe ôtô và đưa về trang trại.

 Bảo quản: Đa số khi thu hoạch cà chua về thì được đưa đến người tiêu dùng sử dụng luôn. Phần còn lại thì bảo quản trong tủ lạnh để công nhân của trang trại sử dụng.

4.2.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất củagiống cà chua HT160 tại trang trại Bùi Huy Hạnh giống cà chua HT160 tại trang trại Bùi Huy Hạnh

4.2.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng của giống cà chua HT160

Cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng, để hoàn thành chu kì sống của mình đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng bao gồm giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, giữa các giai đoạn có mối quan

31

hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tốc độ sinh trưởng của thời kì trước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thời kì sau. Ở mỗi thời kì sinh trưởng cây đều chịu tác động của nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện ngoại cảnh, kĩ thuật canh tác… Vì vậy xác định thời gian sinh trưởng của các mẫu giống là rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động trong việc điều khiển sinh trưởng phát triển của cây theo hướng có lợi cho con người mà không ảnh hưởng xấu đến cây, có thể dự đoán thời gian thu hoạch, sắp xếp các giống thích hợp với thời vụ gieo trồng, cơ cấu luân canh cây trồng nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, đảm bảo hiệu quả kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Bảng 4.2. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của giống cà chua HT160 trong vụ Hè Thu năm 2017

Các thời kỳ Thời

gian ( Ngày)

Thời gian trồng đến ra hoa

Thời gian từ trồng đến bắt đầu ra hoa là thời kỳ rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng, nó là bước ngoặt quan trọng từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây. Trong giai đoạn này cây tích lũy nhiều chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa đậu quả. Cây cho năng suất cao hay thấp phụ thuộc chặt chẽ vào giai đoạn này. Chính vì vậy, ngoài các yếu tố di truyền tác động, chúng ta cần có biện pháp chăm sóc cây hợp lý, bón phân cân đối, đầy đủ, đặc biệt là

32

Ngoại cảnh trong giai đoạn này tác động rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng của cây, đặc biệt là điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Điều kiện thuận lợi cho phân hóa mầm hoa: Nhiệt độ ban đêm 150C ban ngày từ 20 – 250C, độ ẩm đất 65 – 70%, độ ẩm không khí 55 – 65%. Nhiệt độ cao xảy ra vào thời điểm 2 - 3 ngày sau khi nở sẽ gây cản trở đến quá trình thụ tinh. Độ ẩm không khí cao trên 90% dễ làm hạt phấn trương nứt, hoa không thụ phấn được và rụng. Chính vì vậy chúng ta cần xác định được thời điểm nở hoa của giống cà chua HT160 để cây tránh gặp điều kiện bất lợi trong quá trình thụ phấn, thụ tinh. Qua bảng 4.2 cho ta thấy giống HT160 từ trồng đến ra hoa là 17 ngày.

Thời gian trồng đến đậu quả

Thời gian từ trồng đến đậu quả là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng quyết định đến năng suất cuối cùng của cây. Khi tắt hoa, đậu quả thì các điều kiện của môi trường ảnh hưởng rất rõ rệt đến cây cà chua. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột hay các điều kiện môi trường thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ đậu quả. Ngoài ra đặc điểm di truyền của giống là yếu tố quan trọng quyết định tỉ lệ đậu quả của cây. Khoảng thời gian này được tính từ khi 70 - 80% số cây trên ô đậu quả ở chùm 1 và chùm 2. Cây cà chua là cây tự thụ phấn điển hình, tuy nhiên trong điều kiện thuận lợi nó có tỉ lệ giao phấn từ 2 - 4%. Thời gian từ trồng đến ra hoa và thời gian từ trồng đến đậu quả có tương quan chặt chẽ với nhau, giống nào ra hoa sớm thì đậu quả sớm và ngược lại. Trong thời gian cây ra hoa gặp điều kiện nhiệt độ cao hoa sẽ bị dị hình, đầu nhụy vươn dài, hạt phấn bị khô, tỷ lệ hạt hữu dục thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây. Nhiệt độ thích hợp cho hạt phấn phát triển 210

C – 240

C. Trong điều kiện thời tiết tại Hải Dương vụ Hè Thu năm 2017 - 2018 tương đối thuận lợi, nhiệt độ lớn hơn 150

C và nhỏ hơn 350

phấn bị khô dẫn đến hiện tượng bất dục, hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, rụng quả non ít xảy ra nên tỷ lệ đậu quả cao.

Số liệu theo dõi ở bảng 4.2 cho thấy thời gian từ trồng đến đậu quả của giống HT160 là 25 ngày.

Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín

Khi quả đậu thì bắt đầu bước vào tích lũy dinh dưỡng để nuôi quả, khi tích lũy được một lượng dinh dưỡng nhất định thì chuyển sang giai đoạn chín. Lúc này trong quả diễn ra hàng loạt sự biến đổi các chất hữu cơ để tạo ra các chất đặc trưng cho từng giống và được thể hiện dưới dạng màu sắc quả. Màu sắc quả cà chua thường được quyết định bởi hai yếu tố là Lycopen và carotene. Lycopen là sắc tố chính để tạo cho quả cà chua có màu đỏ. Những giống cà chua màu vàng lại do sắc tố caroten quyết định. Chính vì thế mà quả cà chua có màu vàng thì thường có hàm lượng provitamin A cao gấp 8 – 10 lần quả có màu đỏ. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều sẽ thúc đẩy quá trình chín của quả diễn ra nhanh, mạnh hơn và tập trung hơn. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng tới màu sắc của quả khi chín.

Qua theo dõi trên đồng ruộng chúng tôi thấy thời gian từ trồng đến chín của giống cà chua HT160 là 70 ngày.

4.2.2.2. Đặc điểm hình thái quả của giống cà chua HT160

Đặc điểm hình thái là yếu tố được quyết định bởi các yếu tố của môi trường như ánh nắng, ẩm độ, nhiệt độ, dinh dưỡng...

Hình dạng quả là một chỉ tiêu đặc trưng cho giống và ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, được đánh giá bằng chỉ số hình dạng quả (I) xác định dựa vào tỷ lệ giữa chiều cao và đường kính quả. Nghiên cứu hình dạng quả cà chua sẽ có ý nghĩa lớn trong sản xuất công nghiệp tự động hóa và nhu cầu của người tiêu dùng.

34

Bảng 4.3. Đặc điểm hình thái quả của giống cà chua HT160

Màu vai quả (có, không

có) Không có

Qua kết quả theo dõi từ bảng 4.3 cho thấy màu vai quả của giống cà chua HT160 là không có, màu quả khi chín là màu đỏ, quả khi chín là cứng. Dạng quả theo mặt cắt dọc theo dõi ở chùm quả 2 đến chùm quả 3 thuộc dạng tròn dài. Đường kính quả ở chùm quả 2 đến chùm quả 3 trung bình là 4,35 (cm).

Như vậy hình thức quả của giống cà chua HT160 được đánh giá là đẹp, quả to trung bình, được thị trường rất ưa chuộng.

Độ dày thịt quả đạt trung bình là 0,42 cm.

4.2.2.3. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống cà chua HT160 trồng tạitrang trại trang trại

Sâu bệnh hại là một trong các nhân tố làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng, từ đó gây thiệt hại cho người sản xuất. Do đó, trong công tác chọn tạo giống, việc đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống nghiên cứu rất quan trọng, đặc biệt với cây cà chua vì cà chua là ký chủ của nhiều loại sâu bệnh hại.

Tùy thời vụ chế độ canh tác khác nhau mà xuất hiện bệnh hại khác nhau. Cà chua là đối tượng gây hại của nhiều loại sâu bệnh, thường bị nhiều loại sâu,

bệnh xâm nhập và gây hại như: Bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương, sâu ăn lá, sâu đục quả việc phòng trừ sâu bệnh cho cà chua là một vấn đề khó khăn.

Qua theo dõi tình hình phát triển của sâu bệnh hại trong suốt quá trình trồng và chăm sóc tại trang trại cho thấy:

- Thời kỳ cây giống: được chăm sóc tốt nên hầu như không có sâu bệnh

gây hại.

- Thời kỳ trồng ra ruộng sản xuất, do chịu ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh nên xuất hiện một số bệnh, sâu hại:

+ Bệnh hại: Với điều kiện trồng và chăm sóc ngoài đồng ruộng, đất được xử lý không nghiêm ngặt do đó có thấy xuất hiện các bệnh:

Bệnh virus - Tomato Yellow Leaf Curly Virus (TYLCV) là chủ yếu. Đây là bệnh gây hại nặng và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất bị giảm sút nghiêm trọng. Do virus TYLCV (Tomato Yellow Leaf Curt Virus) gây ra, bệnh lan truyền nhờ bọ phấn trắng, sự lây nhiễm tương ứng với mật độ bọ phấn, bọ phấn càng nhiều thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn. Qua đánh giá thì tỷ lệ virus là 4,4%

+ Sâu hại: Với đặc điểm thân mềm, lá phát triển mạnh, quả mềm, hương vị thơm ngon nên cây cà chua khá hấp dẫn các loài sâu bọ. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, giữa và cuối vụ có xuất hiện sâu vẽ bùa ở một số cây. Tuy nhiên trong giai đoạn này chúng tôi tiến hành cắt, tỉa những lá có sâu nên không ảnh hưởng nhiều.

Đến giai đoạn hình thành quả và quả chín thì có sự xuất hiện của sâu đục quả (Heliothis armigera hiibner) và chim, chuột gây hại nhưng ở mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng nhiều chiếm tỷ lệ 4,9%.

4.2.2.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua HT160 trồng tại trang trại HT160 trồng tại trang trại

Năng suất của cây trồng là một trong những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả của quá trình sinh trưởng phát triển đồng hoá và tích luỹ chất dinh

36

dưỡng của cây. Do vậy cần phải theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây trong điều kiện nhà lưới để có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất của cây.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống là những chỉ tiêu giúp cho chúng ta có thể đánh giá một cách toàn diện khả năng thích ứng của giống đối với điều kiện ngoại cảnh. Vì năng suất của giống là một chỉ tiêu tổng hợp, phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như tỉ lệ đậu quả, khối lượng trung bình trên quả, số quả trên cây, số chùm quả trên cây… Việc nắm được mối quan hệ giữa các yếu tố và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tới

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua HT160 tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 39)