Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống cà chua HT160 trồng tại trang

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua HT160 tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 47 - 48)

trang trại

Sâu bệnh hại là một trong các nhân tố làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng, từ đó gây thiệt hại cho người sản xuất. Do đó, trong công tác chọn tạo giống, việc đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống nghiên cứu rất quan trọng, đặc biệt với cây cà chua vì cà chua là ký chủ của nhiều loại sâu bệnh hại.

Tùy thời vụ chế độ canh tác khác nhau mà xuất hiện bệnh hại khác nhau. Cà chua là đối tượng gây hại của nhiều loại sâu bệnh, thường bị nhiều loại sâu,

bệnh xâm nhập và gây hại như: Bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương, sâu ăn lá, sâu đục quả việc phòng trừ sâu bệnh cho cà chua là một vấn đề khó khăn.

Qua theo dõi tình hình phát triển của sâu bệnh hại trong suốt quá trình trồng và chăm sóc tại trang trại cho thấy:

- Thời kỳ cây giống: được chăm sóc tốt nên hầu như không có sâu bệnh

gây hại.

- Thời kỳ trồng ra ruộng sản xuất, do chịu ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh nên xuất hiện một số bệnh, sâu hại:

+ Bệnh hại: Với điều kiện trồng và chăm sóc ngoài đồng ruộng, đất được xử lý không nghiêm ngặt do đó có thấy xuất hiện các bệnh:

Bệnh virus - Tomato Yellow Leaf Curly Virus (TYLCV) là chủ yếu. Đây là bệnh gây hại nặng và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất bị giảm sút nghiêm trọng. Do virus TYLCV (Tomato Yellow Leaf Curt Virus) gây ra, bệnh lan truyền nhờ bọ phấn trắng, sự lây nhiễm tương ứng với mật độ bọ phấn, bọ phấn càng nhiều thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn. Qua đánh giá thì tỷ lệ virus là 4,4%

+ Sâu hại: Với đặc điểm thân mềm, lá phát triển mạnh, quả mềm, hương vị thơm ngon nên cây cà chua khá hấp dẫn các loài sâu bọ. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, giữa và cuối vụ có xuất hiện sâu vẽ bùa ở một số cây. Tuy nhiên trong giai đoạn này chúng tôi tiến hành cắt, tỉa những lá có sâu nên không ảnh hưởng nhiều.

Đến giai đoạn hình thành quả và quả chín thì có sự xuất hiện của sâu đục quả (Heliothis armigera hiibner) và chim, chuột gây hại nhưng ở mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng nhiều chiếm tỷ lệ 4,9%.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua HT160 tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 47 - 48)