Bài học rút ra trong sản xuất cà chua ở trang trại

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua HT160 tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 52 - 55)

Qua phân tích đặc điểm khí hậu, ưu nhược điểm của mô hình sản suất cà chua tại trang trại Bùi Huy Hạnh và khả năng sản xuất cà chua hiện tại của Việt Nam chúng tôi rút ra những bài học có thể áp dụng cho các trang trại sản xuất khác trong điều kiện khí hậu của Việt Nam

Khả năng phân tích, dự đoán, tìm kiếm thị trường

Từ cách mà các lãnh đạo ở trang trại Bùi Huy Hạnh phân tích, tìm kiếm và dự đoán thị trường đối với Việt Nam người lãnh đạo cũng cần phải có: - Dự đoán thị trường: Từ những số liệu về sản lượng thu hoạch cùng với lượng sản phẩm nhập từ vùng khác trong những vụ gần nhất và đánh giá sự biến đổi khí hậu để dự đoán

- Phân tích thị trường: Dựa vào đặc điểm xã hội, khả năng kinh tế, khả năng sản xuất của vùng

- Tìm kiếm thị trường: Để tìm được một thị trường mới thì sản phẩm phải nổi bật về chất lượng mẫu mã do vậy yêu cầu nhà sản xuất luôn học hỏi, nắm bắt những cơ hội.

Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà chua

Hình thành hệ thống kênh tiêu thụ nông sản hàng hoá có mối liên kết (người sản xuất - đơn vị thu mua, chế biến - bảo quản - tiêu thụ - thị trường). Xây dựng mạng lưới tiêu cà chua rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò hệ thống thương mại dịch vụ.

40

Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là các thị trường ngoài tỉnh nhiều tiềm năng như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn; đồng thời chú trọng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ cà chua cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho cà chua.

Đẩy mạnh việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cà chua

Bên cạnh phát triển theo hướng tăng trưởng về sản lượng, đồng thời phải chú trọng chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, cần tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là các thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất, phát huy các lợi thế vốn có và tạo ra những lợi thế mới, cơ hội mới cho phát triển sản xuất cà chua. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh, cần thực hiện tốt việc tuyển chọn và đưa vào sản xuất các giống cà chua mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, gắn với nhu cầu đa dạng hoá về sinh học.

Chủ động phối hợp với các Trung tâm giống Bắc Giang, các Trường Đại học, Viện nghiên cứu để lai tạo ra những giống có đặc tính di truyền tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương.

Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cà chua

Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống bao gồm: Hệ thống đường giao thông, các hồ chứa nước, hệ thống mương máng tưới tiêu, mạng lưới và trang thiết bị thông tin, tuyên truyền tiếp thị; các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông; các trung tâm thương mại, hệ thống chợ nông thôn.

Hàng năm cần có kế hoạch kiểm tra đánh giá thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn để củng cố hệ thống thuỷ lợi, phát hiện xử lý các tình huống kịp thời, chủ động phòng chống úng, hạn, lụt, bão. Nâng cao năng lực hoạt động hệ thống thuỷ lợi phục vụ theo hướng đa mục tiêu phục vụ sản xuất cà chua.

42

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Qua quá trình thực tập tại Trang trại Bùi Huy Hạnh xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và từ kết quả của đề tài, chúng em sơ bộ rút ra một số kết luận và đề nghị sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua HT160 tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 52 - 55)