Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây Ba kích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại thái nguyên (Trang 28 - 30)

Chiều cao được coi là một trong nhiều chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng và mức độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và Ba kích nói riêng. Để nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây Ba kích, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm với 3 công thức mật độ khác nhau.

Trong số ba mật độ trồng khác nhau, cây ba kích ở công thức mật độ trung bình (10.000 cây/ha) có chiều cao cây trung bình cao hơn so với hai công thức mật độ còn lại (12.000 và 8.000 cây/ha) và được đánh giá ở mức “a”. Giá trị P <0,05, chứng tỏ mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến chỉ tiêu chiều cao cây của cây Ba kích. Sau 80 ngày theo dõi, chiều cao cây đạt từ 21,4 cm đến 39,8 cm . Trong khi đó, ở giai đoạn điều tra sau 10 ngày và 20 ngày, ở công thức mật độ trồng 12.000 cây/ha cây ba kích có chiều cao cây cao hơn chiều cao cây ở công thức mật độ 8.000 cây/ha, được đánh giá ở mức “ab”. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, cây ba kích ở công thức mật độ này có chiều cao cây tương đương với chiều cao cây Ba kích ở công thức mật độ trồng thưa hơn (8.000 cây/ha), được đánh giá ở mức “b”. Ở công thức mật độ 8.000 cây/ha, cây ba kích có chiều cao cây thấp tương đương hoặc thấp hơn so với chiều cao cây ở công thức trồng dày 10.000 cây/ha. Được đánh giá

ở mức b hoặc c.

Như vậy, sau 80 ngày theo dõi, mật độ trồng có ảnh hưởng đến chiều cao cây Ba kích. Trong đó, mật độ 10.000 cây/ha là tối ưu nhất cho cây ba kích sinh trưởng và phát triển (Bảng 1 và Hình 3).

Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao của cây Ba kích (Thái Nguyên, 2018) Mật độ (cây/ha) 12.000 10.000 8.000 P CV (%) LSD05

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại thái nguyên (Trang 28 - 30)