Chiều cao cây thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, đồng thời nó còn phản ánh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong cây. Cây sinh trưởng tốt sẽ có chiều cao thích hợp, cân đối từng thời kỳ.
Tại thời điểm 10 ngày sau trồng và bón phân, chiều cao cây trung bình của các công thức dao động từ 19,94 – 23,3 cm. Nhìn chung, trong cùng điều kiện mật độ (10.000 cây/ha), các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến chỉ tiêu chiều cao của cây Ba kích.
Tại thời điểm 70 ngày sau khi trồng và bón phân, công thức sử dụng liều lượng phân bón cao (CT1: 20 tấn phân hữu cơ + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O), tại thời điểm 70 ngày sau khi trồng và bón phân, chiều cao cây trung bình đạt 36,6 cm, trung bình tăng 14,0 cm so với thời điểm sau trồng và bón phân 10 ngày. Trong khi đó, ở công thức liều lượng phân bón trung bình (CT2: 20 tấn phân hữu cơ + 150 kg N + 90 Kg P2O5 + 80 kg K2O), chiều cao cây trung bình đạt 30,4 cm tại thời cùng thời điểm 70 ngày sau khi trồng và bón phân, trung bình tăng 8,4 cm so với thời điểm sau trồng và bón phân 10 ngày . Ở công thức liều lượng phân bón thấp (CT3: 20 tấn phân hữu cơ + 130 kg N + 80 Kg P2O5 + 70 kg K2O), chiều cao cây trung bình đạt 27,0 cm và tăng 7,2 cm so với thời điểm sau trồng và bón phân 10 ngày (Bảng 6). Như
vậy, liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau có ý nghĩa (ở mức P<0,05) đến chiều cao cây và mức độ tăng chiều cao cây của cây Ba kích.
Tuy nhiên, tại thời điểm 80 ngày sau khi trồng và bón phân, sự sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa (P>0,05). (Bảng 6 và hình 7)
Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây Ba kích (Thái Nguyên, 2018) Công thức CT1 CT2 CT3 P CV (%) LSD05
Ghi chú: CT1: 20 tấn phân hữu cơ + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O.
CT2: 20 tấn phân hữu cơ + 150 kg N + 90 Kg P2O5 + 80 kg K2O. CT3: 20 tấn phân hữu cơ + 130 kg N + 80 Kg P2O5 + 70 kg K2O cm 40 35 30 25 20 15 10 5 0