Sinh nhánh là đặc tính sinh học quan trọng của cây Ba kích. Đặc tính này có liên quan mật thiết đến năng suất của cây và quyết định số lượng nhánh trên một đơn vị diện tích. Khả năng đẻ nhánh của cây Ba kích ngoài bản chất giống ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác trong đó có bón phân. Hàm lượng các loại phân bón khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng để nhánh của cây Ba kích.
Tuy nhiên, giai đoạn từ khi mới trồng đến giai đoạn 80 ngày sau khi trồng, ảnh hưởng của liều lượng phân bón khác nhau không có sự sai khác rõ ràng đối với khả năng đẻ nhánh của cây Ba kích.
- Ở công thức liều lượng phân bón cao (CT1: 20 tấn phân hữu cơ + 170 kg N
+ 100 kg P2O5 + 90 kg K2O), tổng số nhánh trung bình/cây đạt 0,18 nhánh, tăng 0,08 nhánh so với thời điểm 10 ngày sau trồng.
- Ở công thức liều lượng phân bón trung bình (CT2: 20 tấn phân hữu cơ + 150 kg N + 90 Kg P2O5 + 80 kg K2O), tổng số nhánh trung bình/cây đạt 0,14 nhánh tại thời điểm 80 ngày sau khi bón phân, tăng 0,11 nhánh so với thời điểm 10 ngày sau trồng.
- Ở công thức liều lượng phân bón thấp (CT3: 20 tấn phân hữu cơ + 130 kg N + 80 Kg P2O5 + 70 kg K2O), tổng số nhánh trung bình/cây đạt 0,14 nhánh/cây, tăng 0,14 nhánh so với thời điểm 10 ngày sau trồng (Bảng 7 và hình 8).
Như vậy, việc sử dụng phân bón chưa có ảnh hướng đến khả năng đẻ nhánh của cây Ba kích trong giai đoạn từ khi mới trồng đến giai đoạn 80 ngày sau khi bón. Do khuôn khổ đề tài chỉ dừng lại ở đây; do đó, cần tiếp tục theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng phân bón khác nhau đối với khả năng đẻ nhánh của cây Ba kích từ giai đoạn 3 tháng trở về sau.
Bảng 7. Ảnh hưởng của phân bón khả năng đẻ nhánh của cây Ba kích (Thái Nguyên, 2018) Công thức CT1 CT2 CT3 P CV (%) LSD05 Ghi chú: CT1: 20 tấn phân hữu cơ + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O. CT2: 20 tấn phân hữu cơ + 150 kg N + 90 Kg P2O5 + 80 kg K2O. CT3: 20 tấn phân hữu cơ + 130 kg N + 80 Kg P2O5 + 70 kg K2O