4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
3.3.1. Kinh thánh là nền tảng cho sứ vụ truyền giáo
31 Giáo hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ, tr 161-162.
32 Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ vụ Đấng cứu độ, số 54.
33 Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Á châu, số 2.
Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa, qua đó Thiên Chúa đã bày tỏ chính mình và chương trình cứu độ của Ngài cho nhân loại. Thiên Chúa không nói với con người bằng ngôn ngữ thần linh, nhưng Ngài đã dùng chính ngôn của con người để nói với con người. Như vậy, Kinh Thánh được diễn tả thông qua ngôn ngữ của nền văn hóa. “Lời Thiên Chúa được diễn tả trong lời con người, hoàn toàn giống như ngôn ngữ của loài người”
(Dei Verbum, 13). Trong một nền văn hóa, ngôn ngữ không chỉ mang ý nghĩa văn từ nhưng qua văn từ, kiểu thức diễn tả, bối cảnh văn hóa, xã hội, người đọc còn khám phá thấy nội dung người viết muốn diễn đạt theo ánh sáng Thiên Chúa soi dẫn.34
Quả thật, để việc truyền giáo có hiệu quả, tất cả mọi tín hữu nói chung và các nhà truyền giáo nói riêng, cần nắm vững và hiểu rõ nội dung của Tin Mừng. Hiểu và nắm vững Phúc Âm mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Bởi thế, để mang hạt giống Lời Chúa cho người khác, mọi tín hữu phải là những người sống và thấm nhuần các giá trị của Phúc Âm là bác ái, yêu thương lẫn nhau. Việc rao giảng Tin Mừng trong bối cảnh xã hội hôm nay, không phải là chúng ta tìm cách nói cho thật hay để người khác khâm phục, nhưng người Kitô hữu, nhất là các nhà truyên giáo phải trở nên những chứng nhân sống động của Tin Mừng giữa dòng đời, như lời Đức Thánh cha Gioan Phaolô VI đã nhấn mạnh rằng: “ Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Như vậy, các giáo dân, tu sĩ, linh mục, giám mục và nhất là các nhà truyền giáo, cần xây dựng một hình ảnh thân thiện, gần gũi, năng động bằng cách quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề xã hội để tìm ra đường hướng mục vụ thiết thực, gắn với nhu cầu thực tế của cộng đồng văn hóa nơi mình sống. Trong xã hội Việt Nam hiện nay, một xã hội đạo đức đang xuống cấp, niềm tin giữa người dân và các nhà cầm quyền đang đỗ vỡ, niềm tin giữa người với người cũng đang bị xói mòn, Giáo hội cần phải thể hiện căn tính của mình là đạo yêu thương, đạo của tình người, đạo luôn vì hạnh phúc của người khác. Như thế, người ta sẽ nhận ra được cái hay, cái đẹp của Tin Mừng và chính những cái hay, cái đẹp đó sẽ là hấp lực giúp con người đón nhận hạt giống đức tin. Thiết nghĩ, sở dĩ hạt giống Tin Mừng phát triển chậm ở Việt Nam là vì chúng ta là người Kitô hữu, nhưng không sống như một
34 Trịnh Tín Ý, “Hội nhập Tin Mừng vào văn hóa con đường khổ ải”. Truy cập ngày 25/02/2019, http://tinvuixuanloc.vn.
23
người Kitô hữu, chúng ta là những người rao giảng Lời Chúa, nhưng đời sống lại khá xa với các giá trị Tin Mừng. Chúng ta muốn hòa mình vào nền văn hóa nhưng không sẵn sàng đón nhận các giá trị truyền thống.
Như vậy, để việc loan báo Tin Mừng có hiệu quả trước hết, chúng ta cần phải là những chứng nhân của Tin Mừng. Chúng ta cần phải linh hoạt để kết hợp các giá trị của Phúc Âm vào trong các giá trị truyền thống. Nói các khác: Chúng ta phải đồng hành cùng dân tộc và hội nhập văn hoá của dân tộc để có thể liên hệ khăng khít với nhau. Muốn đồng hành phải hội nhập mà hội nhập tức là đồng hành như chính các Giám mục Việt Nam đã viết trong Thư chung 1980: “Rồi từ đó, chúng ta vận dụng những cái hay trong một kho tàng văn hoá và xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống trên quê hương và trong cộng đồng Hội thánh này.”35