4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
3.3.3. Chủ trọng thúc đẩy tinh thần đối thoại
Muốn rao giảng Tin Mừng đạt hiệu quả cao, tất cả mọi thành phần dân Chúa, từ giáo dân cho đến bậc giáo sĩ, cần phải có tinh thần đối thoại và phải đẩy mạnh tinh thần đối thoại. Đối thoại với con người, nhất là người nghèo, đối thoại với các tôn giáo bạn, và đối thoại với các nhà lãnh đạo chính trị.
Với người nghèo, các nhà truyền giáo cần ý thức rằng: Giáo hội là của người nghèo và cho người nghèo. Vì thế, người nghèo phải được tôn trọng và phải có chỗ đứng, cũng như có tiếng nói trong Giáo hội. Người nghèo ở đây, không chỉ là những người thiếu thốn về vật chất, nhưng bao gồm cả những người nghèo văn hóa, nghèo tâm linh, nghèo giá trị, những người bị khinh thường, bị ức hiếp, những người tật bệnh đói khổ, người già
36 Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Á châu, số 22.
37 Giuse Bùi Văn Tường, “Hội nhập văn hóa”. Truy cập ngày 25/02/2019, http://www.simonhoadalat.com.
38 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tài liệu làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam, tr. 50.
39 Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Á châu, số 22.
25
yếu cô đơn và cả những người chưa được biết Tin Mừng nữa. Giáo hội phải lưu tâm nhiều hơn đến những người này, chăm sóc đặc biệt hơn, đồng hành với họ, chia sẻ nếp sống của họ, chia sẻ của cải cho họ, trợ giúp thực tế khi họ cần. Thiết nghĩ, Giáo hội cần giảm bớt việc xây dựng, để tập trung tiền tài, sức lực đầu tư cho việc xây dựng và phát triển con người.
Với các tôn giáo bạn, chúng ta cần phải tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau. Đừng bao giờ cho rằng, đạo của chúng ta là tốt nhất, để rồi gây ra sự chia rẽ với các tôn giáo bạn. Thực tế, trong quá khứ, chúng ta đã để lại những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra vì thế mà một số người không có thiện cảm với Công giáo, thậm chí tìm cách chống lại thay vì hợp tác. Hơn bao giờ hết, Giáo hội chúng ta phải thể hiện thiện chí của mình, phải tìm cái hay cái đẹp nơi tôn giáo bạn để học hỏi lẫn nhau. Chúng ta phải chủ động, phải lên đường và đến với tôn giáo bạn qua sự hợp tác đối thoại chứ không thể thụ động ngồi chờ họ đến với mình. Có như thế, chúng ta sẽ có cơ hội làm cho họ hiểu mình và thấy được các giá trị chân lý nới đạo Công giáo. “ Đối thoại với các tôn giáo cho phép Giáo hội tại Việt Nam khám phá ra những hạt mầm của Lời Thiên Chúa và chạm đến thực tại sâu xa nhất của dân tộc, đồng thời cũng có thể tìm ra cách sống và diễn đạt đức xác thực hơn cho đức tin kitô hữu của mình.”40
Với chính quyền, chúng ta cũng cần phải có thái độ tôn trọng, sẵn sàng đối thoại và cộng tác với nhau vì lợi ích chung cho xã hội và con người. Chúng ta cũng phải khuyến khích các con chiên phát triển tinh thần yêu quê hương, yêu dân tộc qua việc làm cụ thể như: bảo vệ môi trường, bảo vệ sự thật, sống tình liên đới và tôn trọng nhân phẩm con người. Là những nhà truyền giáo, chúng ta không nên lẫn sân sang vấn đề chính trị, nhưng ý thức trách nhiệm của mình là làm thế nào để hạt giống Tin Mừng được sinh sôi nảy nở. Bên cạnh đó, Giáo hội Việt Nam cần phải đối thoại với nền văn hóa của dân tộc Việt Nam vì: “ Văn hóa ấy có thể cống hiến cho Giáo hội nhiều cơ hội đào sâu Tin Mừng và làm cho việc rao giảng nên dễ dàng và hiểu quả hơn.”41
40 Đức Gioan Phao lô II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ, Số 31.
41 Đức Gioan Phao lô II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ, Số 31.
KẾT LUẬN
Công việc truyền giáo luôn là vấn đề cấp bách và cần thiết mà toàn thể Hội thánh quan tâm trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay. Truyền giáo không phải là sứ vụ của riêng ai, mà là sứ mạng của tất cả mọi thành phần dân Chúa. Cho nên, tất cả mọi Kitô hữu từ: Giám mục, linh mục và giáo dân đều có bổn phận rao truyền bá Phúc Âm để mở rộng vương quốc của Thiên Chúa theo như lệnh truyền của Đức Giêsu: “ Anh em hãy đi khắp tứ
phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi tạo ”(Mc 16, 15). Vì thế,để việc rao truyền Lời
Chúa có hiệu quả, Giáo hội khuyến khích chúng ta phải hội nhập văn hóa và tìm một hướng đi phù hợp để hiểu sâu về nền văn hóa bản địa nơi ta gieo hạt giống Tin Mừng. Chúng ta phải hiểu rằng, loan báo Tin Mừng không phải đưa một khuôn mẫu văn hóa có sẵn chụp lên một địa phương, một vùng đất, một quốc gia nhưng là: “ Chúng ta tìm cách biến đổi sâu đậm những giá trị văn hóa chân thực nhờ hội nhập các giá trị. Trong đường hướng mục vụ về văn hóa, quan trọng là làm sao khôi phục lại con người toàn vẹn vì họ được tạo dựng theo
hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa”42. Quả vậy, vấn đề hội nhập văn hóa trong công
cuộc rao giảng Tin Mừng tại ViệtNam là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, Tin Mừng đến với bất kỳ quốc gia nào thì cũng phải khoác chiếu áo của nền văn hóa đó. Chính vì thế, là những Kitô hữu, là những nhà hữu trách, chúng ta phải tìm hiều sâu về văn hóa, hội nhập văn hóa, và trang bị những hành trang cần thiết, ngõ hầu giúp sứ vụ mang Lời Chúa đến cho dân Việt được dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ý thức rằng: Công cuộc rao giảng Tin Mừng tại của Giáo hội hoàn cầu nói chung, và của Giáo hội Việt Nam nói riêng bao giờ cũng là một thách đố lớn. Nó là sứ vụ lâu và khó khăn nên chúng ta không thể vội vàng nhưng phải cần có kể hoạch cụ thể, có phương pháp rõ ràng. Hơn bào giờ hết, Giáo hội cần phải sống đúng với bản chất của mình là yêu thương, hiệp thông và đối thoại. Nhất là Các vị mục tử và những người hữu trách, khi thực thi sứ mệnh truyền giáo của mình, nên nhìn
42 Đức Gioan Phao lô II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ, Số 26.
vào các vị thừa sai như những mẫu gương để áp dụng trong hoàn cảnh truyền giáo đặc biệt của mình, để làm cho tinh thần Tin Mừng thấm nhập nếp sống, nếp nghĩ của người Việt, làm cho đức tin trở thành văn hóa, vì như Đức Gioan Phaolô II nói: “Một đức tin không trở thành văn hóa là một đức tin chưa đón nhận đầy đủ, chưa được hoàn toàn suy nghĩ và chưa được sống cách chân thành.”
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách
1.Lý Tùng Hiếu. Nhập môn văn hoá và văn hoá tín ngưỡng Việt Nam. Bài giảng Trung tâm Học vấn Đa Minh, 2018.
2. Lý Tùng Hiếu. Văn hoá Việt Nam: tiếp cận hệ thống - liên ngành. In lần thứ I. Tp. HCM: Văn hoá - Văn nghệ, 2019.
3. Lm Thiện Cẩm. Hội nhập văn hóa. Lưu hành nội bộ, 2015.
4. Nguyễn Văn Viên. “hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn,”. Giáo Phận Vinh: Lưu hành nội bộ, 2015.
5. F. Boas. Trí óc của người Nguyên Thủy, Ngô Phương Lan dịch, 1921.
6. Lã Duy Lan. Bản sắc văn hoá người Việt. NXBCA Nhân Dân, 2007.
Tài liệu huấn quyền
1.Gioan Phaolô II. Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu độ, 1990.
2. Công Đồng Vatican II. Gaudium et Spes, số 53.
3. X. J. Ratzinger. Niềm tin vào Đức Kitô trước sự thách đố của các nền văn hoá, diễn đàn ở HĐGM Á Châu, 1993.
4. Gioan Phaolô II. Tông huấn Giáo hội tại Á châu.
5. Thư chung Hội đồng Giám mục Việt Nam, 1980.
Tạp Chí
1. E.B. Tylor. “Văn hóa nguyên thủy.” Huyền Giang dịch từ tiếng Nga, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Hà Nội.
Trang web
1. Giuse Bùi Văn Tường. “Hội nhập văn hóa”. Truy cập ngày 25/02/2019,
http://www.simonhoadalat.com .
2. Gm Phaolô Nguyễn Thái Hợp. “Tương quan giữa văn hóa và loan báo Tin Mừng”. Truy cập ngày 18/10/2018, http://dunglac.org.
3. http://www.simonhoadalat.com .
4. http://wwwgiao phanvinhlong.net.
5. http://haydanhthoigian.wordress.com .
6. http://vn.360plus.yahoo.com .