Đào tạo các nhà truyền giáo

Một phần của tài liệu VẤN đề hội NHẬP văn HOÁ TRONG CÔNG CUỘC LOAN báo TIN MỪNG tại VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 28)

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

3.3.2.Đào tạo các nhà truyền giáo

Thông thường khi nói tới việc truyền giáo, người giáo dân thường nghĩ tới đó là việc của các linh mục và tu sĩ. Tuy nhiên, lệnh truyền truyền giáo mà Chúa Giêsu giao lại cho các tông đồ, chính là sứ vụ của toàn Giáo hội. Cho nên, công cuộc truyền giáo là sứ vụ không của riêng ai mà là trách nhiệm của tất cả mọi thành phần trong Giáo hội. Vì thế, để việc truyền giáo thêm phong phú và hiệu quả, Giáo hội cần phải huấn luyện cho tất cả mọi người đều trở thành một nhà truyền giáo bằng nhiều cách thức khác nhau. Tu sĩ, linh mục sẽ là những chuyên viên truyền giáo, còn giáo dân sẽ là những cộng tác viên của nhà truyền giáo. Như vậy, việc đào tạo nhân sự để hội nhập văn hóa trong bối cảnh hôm nay là một vấn đề quan trọng, đòi hỏi toàn thể Giáo hội phải nỗ lực, có ảnh hướng rất lớn trong tương lai của tiến trình hội nhập văn hóa. Điều cụ thể nhất là các chủng viện, học viện, dòng tu phải có đội ngũ giáo sư chuyên môn về hội nhập văn hóa. Từ đó, mới đào tạo các chủng sinh, học viên, tu sĩ, giáo dân trở thành những người rao giảng Tin Mừng

35 Trích Thư chung Hội đồng Giám mục Việt Nam, 1980, số 11.

hợp thời đại và hiệu quả, có khả năng thích ứng với môi trường văn hóa xã hội họ đang36 sống.

Để làm được điều này, một vấn đề cấp bách và quan trọng là chúng ta quy tụ được một tập thể giáo sư, những chuyên viên để tập thể này soạn ra những giáo trình phù hợp, cung cấp cho các nhà đạo tạo chất liệu giảng dạy, và trách nhiệm này có thể là của Ủy ban Giáo lý Đức tin, ban Văn hóa và ban Phụng vụ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.37 Chúng ta nên xem văn hóa là yếu tố cơ bản trong việc đào tạo nhân sự cho Giáo hội, cũng như dành cho việc tìm hiểu các tôn giáo bạn một chỗ đứng trong chương trình đào tạo nhân sự cho Giáo hội Việt Nam, và thúc đẩy việc nghiên cứu, tìm kiếm hạt giống Lời Chúa trong văn hóa dân tộc Việt Nam.38 Hơn nữa, việc hội nhập văn hóa liên quan đến toàn thể dân Chúa, cho nên vai trò người giáo dân rất quan trọng. “Chính họ là những người hơn ai hết được kêu gọi biến đổi xã hội, trong sự hợp tác với Giám mục, linh mục, tu sĩ, bằng cách làm cho “tinh thần Đức Kitô” thâm nhập vào trong não trạng, tập quán, luật pháp và cấu trúc của thế giới trần tục nơi họ đang sống.”39

Một phần của tài liệu VẤN đề hội NHẬP văn HOÁ TRONG CÔNG CUỘC LOAN báo TIN MỪNG tại VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 28)