lý sâu tơ
3 2 5 1 Khảo sát thời gian hoạt động của thành trùng sâu tơ
- Mục tiêu: xác định thời gian hoạt động của thành trùng sâu tơ trong
điều kiện ngoài đồng
- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 30/12/2017 đến
02/01/2018
- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên ruộng cải bắp de, có diện
tích 900 m2 tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
- Cách tiến hành: trên ruộng khảo sát tiến hành đặt 3 bẫy pheromone
giới tính tổng hợp (Z11-16:Ald, Z11-16:OAc; Z11-16:OH; tỷ lệ 5:5:1; hàm lượng 0,01 mg/tuýp) vào lúc 17:00 giờ mỗi ngày Mỗi bẫy tương ứng với một lần lặp lại
- Ghi nhận chỉ tiêu: ghi nhận số lượng thành trùng đực vào bẫy ở các
3 2 5 2 Khảo sát sự biến động mật số quần thể sâu tơ trong năm
- Mục tiêu: xác định diễn biến mật số quần thể thành trùng sâu tơ theo
các tháng trong năm tại tỉnh Sóc Trăng nhằm cung cấp thông tin cơ sở cho các chương trình quản lý sâu tơ hiệu quả
- Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại 3 điểm ở huyện Mỹ Xuyên,
tỉnh Sóc Trăng (Bảng 3 7)
- Cách tiến hành: trên mỗi địa điểm được chọn đặt 4 bẫy pheromone
giới tính (Z11-16:Ald, Z11-16:OAc; Z11-16:OH; tỷ lệ 5:5:1; hàm lượng 0,01 mg/tuýp) Mồi được thay thế mới 1 tháng/lần
- Ghi nhận chỉ tiêu: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực vào bẫy
và cây ký chủ 2 tuần/lần trong suốt thời gian một năm
Ngoài ra, dữ liệu về lượng mưa và nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm, tính chung trên cả khu vực tỉnh Sóc Trăng, được cung cấp bởi Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng
Bảng 3 7 Địa điểm được dùng trong khảo sát diễn biến mật số quần thể của sâu tơ tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
Diện tích (m2)
1 500 1 000 1 200
Địa điểm
ấp Sô La 1, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ấp Sô La 2, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ấp Trà Mẹt, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
Thời gian khảo sát
23/6/2017 đến 11/5/2018 23/6/2017 đến 11/5/2018 23/6/2017 đến 11/5/2018
3 2 5 3 Khảo sát sự biến động mật số quần thể và tỷ lệ rau cải bị hại do sâu tơ trong một vụ cải
- Mục tiêu: xác định sự biến động mật số quần thể sâu tơ ngoài đồng
nhằm cung cấp thông tin cơ sở cho các chương trình quản lý sâu tơ hiệu quả
- Địa điểm: sự khảo sát được tiến hành ở hai nơi gồm các ruộng cải bắp
và cải bông tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng và ruộng cải bắp de và cải ngọt tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
- Cách tiến hành: trên mỗi ruộng cải được chọn (Bảng 3 8) tiến hành
đặt 4 bẫy pheromone (0,1 mg/tuýp/bẫy) của hỗn hợp các hợp chất Z11-16:OH,
Z11-16:Ald và Z11-16:OAc vơi tỷ lệ 5:5:1, tương ứng Mỗi bẫy được đặt cố định trong suốt thời gian khảo sát (Hình 3 11)
Bảng 3 8 Một số đặc điểm của ruộng cải đặt bẫy pheromone khảo sát diễn biến mật số quần thể và sự gây hại của sâu tơ trong một vụ cải
Loại cây Cải bắp Cải bông Cải bắp de Cải ngọt Diện tích (m2) 1 000 2 200 1 200 1 200 Địa điểm
xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Thời gian khảo sát
01/4/2018 đến 02/6/2018 07/4/2018 đến 02/6/2018 18/9/2018 đến 23/10/2018 16/9/2018 đến 14/10/2018 - Chỉ tiêu ghi nhận:
Đối với diễn biến mật số: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực vào bẫy 1 tuần/lần cho đến tuần trước khi thu hoạch
Lấy mẫu theo QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT Đối với chỉ tiêu về sự gây hại, trên ruộng cải khảo sát thí nghiệm chọn 5 điểm theo đường chéo góc (4 điểm ngoại vi và 1 điểm trung tâm), tại mỗi điểm ghi nhận tỷ lệ lá bị hại và tỷ lệ diện tích lá bị hại trên 3 cây cải ở cùng thời điểm ghi nhận số lượng thành trùng đực vào bẫy (Hình 3 13) Để tránh ảnh hưởng xáo trộn do hoạt động ghi nhận chỉ tiêu, các điểm ghi nhận được dời sang cây cải bên cạnh trong lần lấy chỉ tiêu tiếp theo
Hình 3 12 Bẫy pheromone giới tính trên ruộng cải bắp de trong thí nghiệm khảo sátdiễn biến mật số quần thể sâu tơ và tỷ lệ gây hại bởi sâu tơ diễn biến mật số quần thể sâu tơ và tỷ lệ gây hại bởi sâu tơ
Hình 3 13 Sơ đồ cách ghi nhận chỉ tiêu tỷ lệ hại trên ruộng thí nghiệm
3 2 5 4 Đánh giá hiệu quả của biện pháp đặt bẫy hấp dẫn đối với sâu tơ - Mục tiêu: xác định hiệu quả kết hợp của pheromone giới tính và hợp
chất AITC trong phòng trị sâu tơ
Nghiên cứu được thực hiện tại hai địa điểm gồm Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc trăng
a Thí nghiệm 1: đánh giá hiệu quả của pheromone giới tính tổng hợp kết hợp với allyl isothiocyanate trong việc làm giảm tỷ lệ gây hại sâu tơ tại Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 25/02/2017 đến
22/4/2017
- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên các ruộng cải bắp của HTX
Anh Đào, Phường 6, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Cách tiến hành: thí nghiệm được thực hiện theo hình thức đánh giá
trên diện rộng với 4 nghiệm thức (trial plots) trên 4 ruộng cải bắp (Hình 3 14) ở thời điểm 14 ngày sau khi trồng (Bảng 3 9)
- Ghi nhận chỉ tiêu: các chỉ tiêu được ghi nhận 1 tuần/lần, trong suốt
thời gian thí nghiệm như sau:
Lấy mẫu theo QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT: Số lượng thành trùng vào bẫy (TT/bẫy/tuần); Mật số sâu (con/cây); Tỷ lệ lá bị hại (%); Diện tích lá bị hại (%); Chỉ số hại (%) (QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT (có hiệu chỉnh);
Iman et al , 1990)
+ Mật số sâu (MSS) được tính theo công thức: Tổng số sâu điều tra
MSS (con/cây) = --- x 100 Tổng số cây điều tra
Tổng số lá bị hại
TLLBH (%) = --- x 100 Tổng số lá quan sát
+ Chỉ số lá bị hại (CSLBH) được tính theo công thức: [(N1x1) + (N3x3) + … (Nnxn)] CSLBH (%) = --- x 100
Nxn
Trong đó: N1 là lá bị hại ở cấp 1; N3 là lá bị hại ở cấp 3; …Nn là lá bị hại ở cấp n; N là tổng số lá điều tra
- Cách ghi nhận chỉ tiêu: trên mỗi ruộng thí nghiệm chọn 5 điểm theo
hai đường chéo gốc (4 điểm ngoại vi và 1 điểm trung tâm), 3 cây/điểm ghi, tương tự Hình 3 12
Bảng 3 9 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính kết hợp với AITC đối với sâu tơ hại cải bắp tại Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Nghiệm thức Hình thức xử lí
Bẫy (pheromone+AITC) Phun thuốc
1 2 3 4 6 bẫy/500 m2 30 bẫy/2 500 m2 700 m2, không đặt bẫy 300 m2, không đặt bẫy
Không phun thuốc Phun 2 lần thuốc Phun 6 lần thuốc Không phun thuốc
Ghi chú: Bẫy hấp dẫn (0,01 mg của hỗn hợp Z11-16:Ald, Z11-16:OAc và Z11-16:OH + 0,7 mg AITC)
Hình 3 14 Các ruộng cải bắp đặt bẫy hấp dẫn để phòng trị sâu tơ ở HTX Anh Đào, Phường 6, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
b Thí nghiệm 2: tương tự như Thí nghiệm 1, nhưng được thực hiện tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 6/01/2018 đến
27/02/2018
- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên các ruộng cải bắp của xã
Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
- Cách tiến hành thí nghiệm: tương tự như Thí nghiệm 1, các ruộng
thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3 10
- Ghi nhận chỉ tiêu: các chỉ tiêu được ghi nhận 1 tuần/lần, trong suốt
thời gian thí nghiệm như sau:
- Cách ghi nhận chỉ tiêu giống Thí nghiệm 1 - Xử lý chỉ tiêu tương tự như trong Thí nghiệm 1
Bảng 3 10 Các nghiệm thức trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính kết hợp với AITC đối với sâu tơ hại rau cải tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
Nghiệm thức Hình thức xử lí
Bẫy (pheromone + AITC) Phun thuốc (lần/vụ) 1 2 3 4 9 bẫy/700 m2 9 bẫy/700 m2 760 m2, không đặt bẫy 140 m2, không đặt bẫy
Không phun thuốc Phun 2 lần thuốc Phun 8 lần thuốc Không phun thuốc Ghi chú: Bẫy Pheromone (5:5:1): 0,01 mg/tuýp + AITC 0,7 mg/tuýp