- Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin, chất khoáng axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác…Phát triển sản xuất rau còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm phát triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Sản xuất rau quả nói chung là ngành có hiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao.
Với ý nghĩa to lớn trên, rau được phát triển và trở thành một ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng cao.
Với ý nghĩa to lớn trên rau được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.
- Rau cũng giống như cây ăn quả, là loại sản phẩm chưa nhiều nước nên dễ bị hư hỏng. Sản phẩm của rau đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng tươi thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân thành thị cũng như nông thôn. Là loại sản phẩm có khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và lại dễ hư hỏng, vì vậy tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất phải hợp lý để vừa thuận tiện cho việc thâm canh, vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất rau quả xuất khẩu của nước ta còn rất nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm còn thấp, bao bì đơn điệu, giá thành sản phẩm chưa cao có sức cạnh tranh, số lượng sản xuất chưa nhiều, công tác tiếp thị còn yếu [15].
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau....phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao.
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4-3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng: phục vụ rau tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường [20].
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2015-2016
STT Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016
1 Diện tích (ha) 890.202 907.771
2 Năng suất (tấn/ha) 145.269 148.858
3 Sản lượng (tấn) 12.931.876 13.512.879 (Nguồn: FAO, 2017) 21]
Theo số liệu của FAO cho ta thấy tình hình sản xuất rau ở Việt Nam các năm gần đây cho thấy diện tích trồng rau năm 2015 đạt 890.202 ha, năng suất đạt 145.269 tấn/ha còn sản lượng đạt 12.931.867 tấn so với năm 2016 thì tình
hình sản suất rau tăng về diện tích đạt 907.771 ha, sản lượng đạt 13.512.879 tấn còn năng suất đạt 148.858 tấn/ha.
2.5. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách trong nước và trên thế giới
2.5.1. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách trên thế giới
Trong lĩnh vực sản xuất rau trên thế giới có nhiều công trình và nhiều tác giả nghiên cứu về rau. Cùng với việc thay thế dần tập quán canh tác rau nhiều nước đã chọn lựa được nhiều dòng giống rau phong phú có chất lượng, năng suất cao đáp ứng được các điều kiện canh tác và nhu cầu tiêu dung trên thế giới. Một trong những trung tâm nghiên cứu về rau đó là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á (AVRDC) đã nghiên cứu và phân phối nhiều nguồn gen rau có uy tín cho các nước và địa phương trên thế giới. Đến năm 1993 có 67 quốc gia trên thế giới đã dùng mẫu và giống rau của AVRDC 17.618 mẫu rau được phân phối ra thị trường và 5.390 mẫu rau được trung tâm AVRDC thu thập để sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
AVRDC cũng đã có 40.000 giống biểu tượng cho sự độc nhất về giá trị nguồn gốc giống rau trên thế giới và đã tiến hành khảo sát những đặc tính các giống rau ở Malaysia, Indonesia, Philippin và Thái Lan. Ngoài ra AVRDC đã có sự hợp tác quốc tế ở Nhật Bản về nguồn di truyền rau trong chu trình bảo tồn và sử dụng nguồn rau một mạng lưới canh tác ở miền nam Châu Á
- Về rau xà lách. E. D. Ward J. Ryder đã có nhiều nghiên cứu về giống rau xà lách trên thế giới. Theo ông có 5 dòng xà lách phổ biến là:
Xà lách quấn đầu (Crisphead), xà lách La Mã (Romaine or cos), xà lách láng dầu (Butterhead), xà lách măng (Stem lettuce), xà lách lá (Leaf lettuce).
- Những nhà lai tạo ở Califorlia đã chọn tạo được các dòng xà lách kháng được bệnh khô nâu, bệnh phấn trắng, bệnh khảm và bệnh cháy đốt.
- Ở Mỹ đã có những chương trình cải tạo xà lách nhằm vào các mục tiêu như: Tạo ra những dòng kháng cải thiện tạo ra các giống có chất lượng hình
thức ưa thích làm đồng dạng về kích cỡ và tạo giống rau thích nghi với những môi trường đặc biệt.
- Ở Úc Trung tâm Công nghệ Rau Quốc gia đã có những nghiên cứu về áp dụng IPM cho xà lách áp dụng nhiều biện pháp trong trừ sâu bệnh trên rau xà lách như: phương pháp canh tác, phương pháp sinh học, phương pháp hóa học và phương pháp cơ học [7].
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về cây xà lách ở Việt Nam
Cây rau là một trong những thế mạnh của Việt Nam giúp xóa đói giảm nghèo. Để tăng sản lượng rau nhiều nhà nghiên cứu đã và đang chọn tạo ra nhiều chủng loại cho năng suất cao phẩm chất tốt có khả năng chống chịu sauu bệnh và điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.
Ở Việt Nam xà lách được trồng từ rất lâu. Nhiều vùng trồng thường xuyên như Đà Lạt với nhiều giống được nhập từ nước ngoài. Trước 1960 chủ yếu các giống xà lách trồng có xuất xứ từ nước Pháp. Những giống xà lách được sử dụng trong sản suất từ năm 1990 phổ biến là Butter Lettuce CLS 808 Lettuce Mirrina, Lettuce Mini Star, Full Heart NR65... có nguồn gốc từ Nhật và Mỹ. Từ 1998 có nhiều giống xà lách mới được nhập nội và được gieo trồng theo phương thức sản xuất rau chất lượng cao với nhiều màu sắc khác nhau như: Lolbo Rossa Romaine, Oakleaf Green...
- Một số giống đã được trồng ở các vùng khác nhau ở nước ta đã trở thành các giống địa phương như: xà lách Hải Phòng, xà lách Bắc Ninh...
Xà lách là một trong những loại rau quan trọng nhất ở các nước ôn đới. Ở những nước ôn đới xà lách được trồng trong nhà có mái che bằng kính hoặc bằng nhựa, tùy theo thời tiết, xà lách cũng được trồng ở ngoài đồng. Còn ở Việt Nam các mô hình trồng xà lách đã được đẩy mạnh và phát triển và có các nghiên cứu về sử dụng các loại phân bón cho xà lách, việc trồng xà lách bằng hình thức thủy canh đang được nghiên cứu nhiều. Có một số đề tài đã nói về việc nghiên
cứu xà lách ở nước ta như:
Năm 2015 Trần Kiên Cường đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây rau xà lách trồng bầu trong vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên” với mục đích lựa chọn được giá thể phù hợp để trồng rau xà lách trồng bầu vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có thể lựa chọn được loại giá thể tốt nhất cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau xà lách là giá thể bao gồm đất + trấu hun + phân chuồng hoai mục trộn theo tỷ lệ 4:3:3. Với loại giá thề trên đã cho số lá cao nhất đạt 9,85 lá/cây, cho đường kính tán đạt 14,89 cm/cây, cho năng suất cao nhất đạt 11,100 kg/90 bầu sau 31 ngày trồng. Sâu bệnh hại trong nhà lưới không đáng kể trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm [4].
Năm 1999 Nguyễn Văn Duy đã thực hiện đề tài so sánh “Một số giống rau xà lách có triển vọng ở Thừa Thiên Huế” nhận thấy thời gian sinh trưởng phát triển và năng suất của 7 giống xà lách được sắp sếp theo thứ tự giảm dần như sau: xà lách bẹ Pháp > xà lách quăn > xà lách Trang nông 591 > xà lách thẳng > xà lách dúm > xà lách Panarama > xà lách Huế (ĐC). Hiện có loại xà lách xoong phát triển ở dọc các khe suối (A Lưới, Nam Đông) [5].
Năm 2008 Trần Thị Ba và cộng sự đã thực hiện đề tài “Trắc nghiệm sáu giống xà lách vụ Xuân Hè 2008” tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ với mục đích chọn ra giống xà lách tốt nhất trồng trong vụ Xuân Hè tại Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giống TN102 cho năng suất tổng (21,67 tấn/ha), năng suất thương phẩm (19,29 tấn/ha) rất cao, chiều cao cây (33,63 cm), số lá (13,5 lá/cây), kích thước lá (24,0 cm chiều dài và 13,3 cm chiều rộng), đường kính gốc thân (7,28 mm) và đường kính tán lá (31,5 cm) đều rất cao, đồng thời có tỉ lệ sâu bệnh thấp. Các giống Dún vàng và SG 592 có năng suất tổng (20,25 - 21,25 tấn/ha), năng suất thương phẩm (17,83 - 18,62 tấn/ha) cao tương đương với TN 102, chiềucao cây cao lần lượt 32,03 cm và
31,97 cm, số lá khá nhiều (10,70 và 10,57 lá/cây), chiều dài lá khá cao (21,63 cm và 21,00 cm), chiều rộng lá to (11,60 và 11,77 cm), đường kính gốc thân và đường kính tán lá đều cao, và tỷ lệ sâu bệnh cũng khá thấp. Các giống TN 105, TN 123 và TN 160 đều có sự sinh trưởng và năng suất thấp. Trồng cải xà lách trong vụ Xuân Hè tại Cần Thơ có thể dùng các giống TN 102, Dún vàng và SG 592 cho năng suất cao, sâu bệnh ít và thích hợp với điều kiện ở Cần Thơ [1].
Năm 2011, Cao Thị Làn và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà chua sạch trên giá thể trong nhà
che phủ tại Đà Lạt”. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá thể thích hợp nhất cho
việc sản xuất xà lách là hỗn hợp giá thể Than bùn và Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1. Lượng phân bón thích hợp nhất để bón cho cây xà lách sinh trưởng tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt là 100kg N - 100kg P2O5 - 75kg K2O cho 1 ha. Sử dụng phân hữu cơ NPK Realstrong cho năng suất và chất lượng rau xà lách cao nhất. Bón phân cho cây xà lách theo phương pháp bón thúc 2 lần vào giai đoạn 5 ngày sau trồng và 12 ngày sau trồng là thích hợp nhất. Thu hoạch xà lách sau khi bón phân ít nhất 8 ngày để đảm bảo hàm lượng nitrate trong rau thấp [8].
2.5.3. Tình hình sản xuất rau tại Thái Nguyên
Thái Nguyên đã thực hiện nhiều các mô hình trồng rau sạch để đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2010 vừa qua được sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp &PTNT Thái Nguyên, sở Khoa học công nghệ, Viện nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), Trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thành công mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP tại xóm Cậy, xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ với quy mô diện tích là 3 ha. Trước thực tế nhu cầu sử dụng rau xanh an toàn vệ sinh thực phẩm trên thị trường nói chung và tại thành phố Thái Nguyên nói riêng rất lớn. Trong khi đó các loại rau bán trên thị trường hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ
sinh rất cao. Trước thực trạng đó Trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp đã xây dựng dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Ngay từ khi dự án được phê duyệt Trung tâm đã tiến hành tập huấn cho hơn 150 hộ nông dân quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), tập huấn về giám sát chứng nhận sản phẩm rau an toàn. Sau đó dự án đã triển khai hỗ trợ chế phẩm sinh học để ủ phân vi sinh, lưới che mưa, phân vi sinh, hạt giống rau, phân hữu cơ và bả bẫy feromon dụ côn trùng…[22].
Vụ đông năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương đã triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với quy mô 5ha tại 2 xóm Đồng Niêng và Ao Sen, xã Động Đạt.Tham gia mô hình có 37 hộ dân, với các loại rau trồng như: xà lách, các loại rau cải, su hào... Theo đó, các hộ dân tham gia sẽ phải thực hiện trồng, chăm sóc, thu hoạch rau theo đúng quy trình đã được hướng dẫn như: lựa chọn đất trồng (đất cao, thoát nước,…), nguồn nước tưới (sử dụng nước tưới không ô nhiễm…), giống, phân bón, áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo quy định… Bên cạnh được hỗ trợ tập huấn, bà con còn được Nhà nước hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng và chăm sóc, 100% chi phí chứng nhận (12 triệu đồng/ha) nếu đạt chuẩn .
Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng phát triển các loại rau, thêm vào đó, thị trường tiêu thụ rộng mở vì ngoài nhu cầu tiêu thụ của người dân, trên địa bàn còn có nhiều khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng. Hiện nay, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh trồng được trên 12.000ha rau các loại, sản lượng đạt khoảng 300 tấn, tập trung ở các địa phương: Xã Đông Cao (T.X Phổ Yên); xã Nhã Lộng (Phú Bình); thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ); các phường Túc Duyên, Đồng Bẩm (T.P Thái Nguyên). Nhằm bảo đảm cung cấp đủ các loại rau cho thị trường trong tỉnh, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, những năm qua,
các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều mô hình, dự án phát triển cây rau. Về mục tiêu của tỉnh là sẽ xây dựng các vùng sản xuất rau công nghệ cao (ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, cơ giới hóa...) nhằm đạt năng suất, chất lượng cao, đồng thời bảo đảm an toàn sức khỏe con người và góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số mô hình sản xuất rau ứng dụng khoa học công nghệ mới như là: Trang trại sản xuất nông nghiệp sạch Thái Nguyên, ở xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ), năm 2016 hơn 10 hộ dân ở xã Tiên Hội (Đại Từ) đã góp vốn thành lập HTX rau an toàn Trung Na...Nhằm nhân rộng các diện tích sản xuất rau an toàn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến tới xây dựng các vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, tỉnh có kế hoạch dần hình thành các vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với tổng quy mô 500ha. Trong đó có: Phổ Yên có 75ha, Phú Bình 100ha, thành phố Thái Nguyên 80ha, Đồng Hỷ 100ha, Đại Từ 60ha, Sông Công 20ha, Định Hóa 50ha, Phú Lương 15ha. Để làm được điều này, tỉnh cũng có cơ chế khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thành lập HTX, liên kết nông hộ, HTX với doanh nghiệp [23].
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu