Tình hình sản xuất rau tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống xà lách trong vụ xuân năm 2018 tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Thái Nguyên đã thực hiện nhiều các mô hình trồng rau sạch để đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2010 vừa qua được sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp &PTNT Thái Nguyên, sở Khoa học công nghệ, Viện nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), Trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thành công mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP tại xóm Cậy, xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ với quy mô diện tích là 3 ha. Trước thực tế nhu cầu sử dụng rau xanh an toàn vệ sinh thực phẩm trên thị trường nói chung và tại thành phố Thái Nguyên nói riêng rất lớn. Trong khi đó các loại rau bán trên thị trường hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ

sinh rất cao. Trước thực trạng đó Trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp đã xây dựng dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Ngay từ khi dự án được phê duyệt Trung tâm đã tiến hành tập huấn cho hơn 150 hộ nông dân quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), tập huấn về giám sát chứng nhận sản phẩm rau an toàn. Sau đó dự án đã triển khai hỗ trợ chế phẩm sinh học để ủ phân vi sinh, lưới che mưa, phân vi sinh, hạt giống rau, phân hữu cơ và bả bẫy feromon dụ côn trùng…[22].

Vụ đông năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương đã triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với quy mô 5ha tại 2 xóm Đồng Niêng và Ao Sen, xã Động Đạt.Tham gia mô hình có 37 hộ dân, với các loại rau trồng như: xà lách, các loại rau cải, su hào... Theo đó, các hộ dân tham gia sẽ phải thực hiện trồng, chăm sóc, thu hoạch rau theo đúng quy trình đã được hướng dẫn như: lựa chọn đất trồng (đất cao, thoát nước,…), nguồn nước tưới (sử dụng nước tưới không ô nhiễm…), giống, phân bón, áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo quy định… Bên cạnh được hỗ trợ tập huấn, bà con còn được Nhà nước hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng và chăm sóc, 100% chi phí chứng nhận (12 triệu đồng/ha) nếu đạt chuẩn .

Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng phát triển các loại rau, thêm vào đó, thị trường tiêu thụ rộng mở vì ngoài nhu cầu tiêu thụ của người dân, trên địa bàn còn có nhiều khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng. Hiện nay, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh trồng được trên 12.000ha rau các loại, sản lượng đạt khoảng 300 tấn, tập trung ở các địa phương: Xã Đông Cao (T.X Phổ Yên); xã Nhã Lộng (Phú Bình); thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ); các phường Túc Duyên, Đồng Bẩm (T.P Thái Nguyên). Nhằm bảo đảm cung cấp đủ các loại rau cho thị trường trong tỉnh, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, những năm qua,

các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều mô hình, dự án phát triển cây rau. Về mục tiêu của tỉnh là sẽ xây dựng các vùng sản xuất rau công nghệ cao (ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, cơ giới hóa...) nhằm đạt năng suất, chất lượng cao, đồng thời bảo đảm an toàn sức khỏe con người và góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số mô hình sản xuất rau ứng dụng khoa học công nghệ mới như là: Trang trại sản xuất nông nghiệp sạch Thái Nguyên, ở xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ), năm 2016 hơn 10 hộ dân ở xã Tiên Hội (Đại Từ) đã góp vốn thành lập HTX rau an toàn Trung Na...Nhằm nhân rộng các diện tích sản xuất rau an toàn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến tới xây dựng các vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, tỉnh có kế hoạch dần hình thành các vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với tổng quy mô 500ha. Trong đó có: Phổ Yên có 75ha, Phú Bình 100ha, thành phố Thái Nguyên 80ha, Đồng Hỷ 100ha, Đại Từ 60ha, Sông Công 20ha, Định Hóa 50ha, Phú Lương 15ha. Để làm được điều này, tỉnh cũng có cơ chế khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thành lập HTX, liên kết nông hộ, HTX với doanh nghiệp [23].

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành với 4 giống xà lách

Bảng 3.1. Các giống xà lách trong thí nghiệm Công

thức Tên giống Nguồn gốc Nơi cung cấp giống

1 Xà lách xoăn cao

(VA.099) Việt Nam

Công ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Việt Á

2 Xà lách Đăm (ĐC) Việt Nam Công ty TNHH Thương Mại Tân Nông

3 Xà lách xoăn dún

cao sản Việt Nam Công ty TNHH Hưng Nông

4 Xà lách tím Italia Công ty TNHH MTVXNK

Giống Cây Trồng Trí Nông

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của 4 giống xà lách vụ Xuân 2018 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

3.1.3. Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại Trang Trại Nông Nghiệp Sạch Thái Nguyên xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

3.1.4. Thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân năm 2018 (từ T1-T4/2018) Ngày trồng: Ngày 24/02/2018.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm hình thái của các giống xà lách tham gia thí nghiệm

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống xà lách tham gia thí nghiệm. - Nghiên cứu tình hình nhiễm sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng của các mẫu giống xà lách tham gia thí nghiệm.

- Nghiên cứu khả năng cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống xà lách.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm: 3m2/ô. Diện tích khu thí nghiệm: 36m2. Khoảng cách trồng (15cm x 30cm). Mật độ: 220,000 cây/ha.

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Xà lách xoăn cao sản (VA.099) CT2: Xà lách Đăm (ĐC) CT3: Xà lách xoăn dún cao sản CT4: Xà lách tím Sơ đồ bố trí thí nghiệm HÀNG BẢO VỆ NL1 CT 1 CT2 CT3 CT4 NL2 CT 2 CT3 CT4 CT1 NL3 CT 1 CT 4 CT3 CT2 HÀNG BẢO VỆ

3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của xà lách:

Thời gian từ trồng đến hồi xanh (ngày): Có 80% cây theo dõi hồi xanh. Thời gian từ trồng đến trải lá (ngày): Có 80% cây theo dõi trải lá. Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày): Có 80% cây theo dõi được thu hoạch. Tổng thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch cuối cùng: Ngày cây hữu hiệu cuối cùng được thu hoạch.

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng

+ Chiều cao cây (cm): được đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất trên cây (đo 5 cây/1 ô) cách 5 ngày đo một lần.

+ Số lá trên cây: Đo theo phương pháp quan trắc 5 ngày đo đếm 1 lần đánh dấu số lá đã đếm ở mỗi lần đo. Số lá được tính từ lá thật đầu tiên đo những lá hoàn chỉnh (đếm 5 cây/ô).

+ Chiều dài lá (cm): Đo từ phần cuống lá đến đỉnh lá + Chiều rộng lá (cm): Đo phần rộng nhất của lá

+ Đường kính gốc (cm): Dùng thước panme đo phần gốc của cây

* Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái

- Hình dạng lá: Quan sát hình thái lá của các cây trên ô thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng.

- Màu sắc lá: Quan sát lá của các cây trên ô thí nghiệm.

* Các chỉ tiêu về năng suất

+ Khối lượng lá (g/lá): Đo bằng cân

+ Khối lượng trung bình mỗi cây (kg/cây) = Tổng trọng lượng cây thu được /số cây thu được.

+ NSLT (tấn/ha) = Năng suất TB/cây x mật độ cây/ha x 10-3. + NSTT (tấn/ha) = Trọng lượng cây thu được trên ô thí nghiệm.

* Theo dõi sâu bệnh hại: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây rau: QCVN 01 - 169: 2014 /BNNPTNT

Phương pháp theo dõi bằng mắt thường, điều tra theo đường chéo ô, mỗi điểm một cây.

Theo dõi sâu hại trên chính trên cây xà lách: Sâu khoang, sâu xanh Mật độ sâu (con/m2 ) = Tổng số sâu đếm được

Tổng diện tích đã điều tra Mức độ sâu hại:

- Không bị hại

+ Mức độ sâu hại nhẹ: < 5 con/m2

++ Mức độ sâu hại trung bình: 5 - 10 con/m2

+++ Mức độ sâu hại nặng: > 10 con/m2 - Bệnh hại

Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc cuốn chiếu không lặp lại. Mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên từ 3 - 5 cây

Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = 𝑆ố 𝑐â𝑦 𝑏ị 𝑏ê𝑛ℎ

𝑆ố 𝑐â𝑦 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟𝑎 × 100 Mức độ hại: - Cấp 1: < 1% cây bị bệnh - Cấp 3: 1- 5% cây bị bệnh - Cấp 5: > 5 - 25% cây bị bệnh - Cấp 7: > 25 - 50% cây bị bệnh - Cấp 9: > 50% cây bị bệnh

3.4. Sơ bộ hoạch toán kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng chi (đ) = Tổng chi phí sản xuất toàn bộ ô thí nghiệm Tổng thu (đ) = Tổng giá trị thu được trên toàn bộ ô thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế = Tổng giá trị thu được của toàn bộ ô thí nghiệm - Tổng chi phí sản xuất toàn bộ ô thí nghiệm.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel - Số liệu xử lý thống kê trên chương trình SAS

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái một số giống xà lách thí nghiệm

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu trên cây ngoài ra lá còn có chức năng thoát hơi nước và trao đổi khí. Lá thực hiện quá trình quang hợp làm biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Bởi vậy cây có bộ lá phát triển tốt và phát triển đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao khả năng tích lũy vật chất khô cao tạo tiền đề cho năng suất cây trồng. Số lá trên cây nhiều hay ít phản ánh tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây. Lá là nơi diễn ra các quá trình sinh lý sinh hóa, quá trình hô hấp, quang hợp...Trong đó quá trình quang hợp diễn ra ở lá có ý nghĩa quyết định đến năng suất vì trên 95% hợp chất hữu cơ có mặt trong sản phẩm thu hoạch có nguồn gốc trực tiếp hoặc dán tiếp từ quang hợp, 5% năng suất còn lại nhờ quá trình dinh dưỡng khoáng. Xà lách là cây ăn lá nên năng suất phụ thuộc hoàn toàn vào bộ lá của cây.

Trong cùng một loại cây trồng các giống khác nhau thì có đặc điểm về hình thái không giống nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước lá khác nhau. Nghiên cứu các chỉ tiêu này giúp chúng ta có thể nhân biết được từng giống đồng thời cũng giúp chúng ta có cơ sở để lựa chọn những giống có đặc tính phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng. Chỉ tiêu nghiên cứu về hình thái của các giống cũng là một chỉ tiêu đáng quan tâm trong công tác chọn giống cây trồng.

Qua quá trình theo dõi các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái cho ta kết quả như sau:

Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái một số giống xà lách thí nghiệm vụ Xuân năm 2018 tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên năm 2018 tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu Giống Hình dạng Màu sắc lá Kích thước lá Độ cuốn của lá Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) VA.099 Lá có nhiều nếp nhăn, uốn quăn Xanh vàng 17,6a 17,3 Không cuốn Đăm(ĐC) Lá có hình tròn Xanh nhạt 17,4 ab 15,7 lá cuốn tròn Xoăn dún cao sản Lá có nhiều nếp nhăn, xoăn Xanh vàng 17,1b 18,6 Không cuốn Tím Lá dài mềm, xoăn Đỏ tím 16,5 c 16,4 Không cuốn P <0,05 >0,05 LSD0,05 0,4 CV% 1,2 * Nhận xét:

Từ bảng 4.1 cho thấy hình dạng lá, màu sắc và độ cuốn của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau giữa các giống. Giống xà lách Đăm có lá hình tròn màu xanh nhạt cuốn chắc và tròn, giống xà lách VA.099 và xà lách xoăn dún cao sản đồng đều nhau về màu sắc cũng như hình dạng lá đều có màu xanh nhạt và lá có nhiều nếp nhăn, xoăn, lá đều không cuốn. Giống xà lách tím khác hẳn so với 3 giống trên lá mềm, dài không cuốn và lá có màu tím rất bắt mắt.

* Chiều dài lá

Kết quả từ bảng 4.1 cho thấy các giống xà lách thí nghiệm có chiều dài lá biến động từ 16,5 đến 17,6 cm. Qua xử lý thống kê ta thấy giống xà lách VA.099 và giống xà lách xoăn dún cao sản có chiều dài lá là 17,1cm tương

đương giống xà lách Đăm (ĐC), giống xà lách tím có chiều dài lá 16,5 cm thấp hơn chắc chắn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Chiều rộng lá

Chiều rộng lá là chỉ tiêu quyết định đến diện tích lá, trọng lượng lá. Diện tích lá càng lớn thì khả năng nhận năng lượng ánh sáng mặt trời càng nhiều giúp cho quang hợp diễn ra mạnh. Các công thức trong thí nghiệm có chiều rộng lá từ 15,7 đến 17,3 cm/lá. Ở giống xà lách xoăn dún cao sản có chiều rộng lá đạt 18,6 cm/lá, tiếp theo là giống xà lách VA.099 có chiều rộng lá đạt 17,3 cm/lá, giống xà lách tím có chiều rộng lá đạt 16,4 cm/lá. Cuối cùng là giống đối chứng xà lách Đăm có chiều rộng là 15,7 cm/lá. Tuy nhiên chiều rộng lá giữa các giống sai khác không có ý nghĩa (P>0,05).

4.2. Khả năng sinh trưởng của các giống xà lách vụ Xuân năm 2018 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng của cá giống xà lách thí nghiệm

Sinh trưởng, phát triển là biểu hiện sự biến đổi về lượng và về chất của thực vật trong chu kì sống của chúng, nó là 2 quá trình luôn luôn song song và hỗ trợ nhau cùng tồn tại của thực vật. Sự sinh trưởng về kích thước hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển.

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một giống được đánh giá là giống tốt phải có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao

Bảng 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống xà lách thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Đơn vị: ngày

Chỉ tiêu Giống

Thời gian từ trồng đến...(ngày) Hồi xanh Trải lá Thu hoạch Kết thúc

VA.099 6 20 36 40

Đăm(ĐC) 8 19 32 35

Xoăn dún cao sản 10 22 37 40

Tím 7 25 40 45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhận xét

Qua bảng 4.2 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống xà lách có sự khác nhau.

* Hồi xanh

Các giống xà lách trong thí nghiệm có thời gian từ trồng đến hồi xanh của các giống biến động từ 6 đến 10 ngày có sự chênh lệch không đáng kể. Ở giống xà lách Đăm (ĐC) có thời gian hồi xanh đạt 6 ngày, giống xà lách xoăn dún cao sản có thời gian hồi xanh đạt 10 ngày, cuối cùng là giống xà lách VA.099 có thời gian hồi xanh đạt 6 ngày, xà lách tím có thời gian hồi xanh đạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống xà lách trong vụ xuân năm 2018 tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 30)