Định hướng phát triển du lịch tỉnhNam Định

Một phần của tài liệu KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH và lễ hội đền lựu PHỐ gắn với PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 58 - 60)

5. Bố cục của khóa luận

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnhNam Định

Nam Định là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa với nhiều lễ hội truyền thống. Nam Định hiện có gần 4.000 di tích lịch sử văn hóa. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc tiêu biểu như: Phủ Dầy, chùa Cổ Lễ, đền Trần, chùa Keo Hành Thiện, đền Bảo Lộc, đền Lựu Phố, cầu Ngói, chùa Lương, cột cờ Nam Định. Ngoài ra, còn có các di tích lịch sử văn hóa gắn với các danh nhân như: Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Trạng lường Lương Thế Vinh, Thái sư Trần Thủ Độ, Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, nhà thơ Tú Xương, nhà lưu niệm Nguyễn Bính, khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh…

Hướng tới sự phát triển du lịch chung trên cả đất nước, Nam Định đã sẵn sàng trở thành một trong những điểm đến du lịch văn hóa và tâm linh trên cả nước nhằm thu hút khách du lịch không chỉ nội địa mà cả khách du lịch quốc tế.

Trong quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng

đồng bằng sông Hồng và duyên hải đồng bằng Bắc bộ năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ [11] bao gồm thủ đô Hà Nội, thành phố Hải

Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh. Trong đó nêu rõ quan điểm phát triển du lịch của các tỉnh nói riêng và của vùng nói chung, phát triển du lịch theo hướng tăng cường liên kết, phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh du lịch của mỗi tỉnh, phát triển đồng thời du lịch văn hóa, sinh thái trong đó du lịch văn hóa được ưu tiên hàng đầu để phát triển du lịch và liên kết với các loại hình du lịch khác, đồng thời nêu xây dựng sản phẩm du lịch phải kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nhằm khai thác hiệu quả các giá trị của điểm tham quan. Mục tiêu cụ thể trong phát triển du lịch năm 2025 thu hút 8,91 triệu khách quốc tế (4,6%/năm) và 30,9 khách nội địa (3.2%/năm); năm 2030 thu hút 10,59 triệu lượt khách quốc tế (3,2%/năm), 36

triệu lượt khách nội địa (3,1%/năm). Định hướng đẩy mạnh cả khách du lịch quốc tế và nội địa, mở rộng các thị trường du lịch mới. Ngoài ra, tổ chức các tuyến điểm du lịch chính trong vùng như Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh hay tổ chức những tuyến du lịch chuyên đề như lễ hội tâm linh Phủ Giầy, Đền Trần (Nam Định), Yên Tử. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch như nhóm sản phẩm gắn với giá trị của nền văn minh sông Hồng hay nhóm du lịch tự nhiên, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Nam Định Là một trong những tỉnh nằm trong quy hoạch tổng thể nên cần triển khai sớm các kế hoạch đề ra nhằm phát triển du lịch tỉnh.

Mặc dù có tiềm năng rất lớn, nhưng trong những năm gần đây số lượng khách du lịch tại tỉnh Nam Định giảm so với những năm khác. Trong Hội thảo

“Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Nam Định”

đã đề ra những nguyên nhân đẫn đến sự bão hòa trong việc phát triển du lịch là xây dựng sản phẩm du lịch như điều kiện cơ sở hạn tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật chuyên ngành Du lịch, chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực… còn nhiều hạn chế, sản phẩm du lịch của tỉnh còn nghèo nàn, đơn điệu, phần lớn khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư nâng cấp chất lượng đồng bộ và hoàn chỉnh để tăng sức hấp dẫn, thu hút đối với du khách, một số sản phẩm như du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội tính cạnh tranh thấp. Ngoài ra còn đưa ra một số chính sách để đầu tư phát triển du lịch và nâng cao chất lượng của các ản phẩm du lịch, mang đến sự mới mẻ cho khách du lịch khi du lịch tại khu di tích nằm trên địa bản tỉnh Nam Định. Những chính sách trong việc liên kết, xây dựng những chương trình du lịch liên tỉnh cũng được hội thảo đề ra để ngoài việc tạo điểm nhấn cho khu vực mà còn mang lại lượng khách du lịch lớn cho tỉnh Nam Định và các tỉnh liên kết tuyến tour du lịch.

Sở VH - TT& DL tỉnh Nam Định đã nêu ra những chiến lược cụ thể như xác định vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và quảng bá thương hiệu du lịch là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Điều này có ý nghĩa đặc biệt khi trong thời gian tới toàn ngành Du lịch nói chung, Nam Định nói riêng tập trung triển khai Chương trình hành động của Chính phủ và Kế hoạch hành động của Bộ VHTTDL

thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển 56

du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [12], trong đó có các nhiệm vụ: đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xúc tiến quảng bá, phát triển nhân lực du lịch.

Một phần của tài liệu KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH và lễ hội đền lựu PHỐ gắn với PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w