5. Bố cục của khóa luận
3.3.2. xuất với Ban quản lý đền Lựu Phố
Cần có giải pháp huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa một cách cụ thể, khoa học.
Bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có. Mở thêm nhiều lớp giáo dục về nghiệp vụ du lịch, nâng cao kĩ năng giao tiếp với khách du lịch. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Khuyến khích nhân dân địa phương bảo vệ môi trường xung quanh khu di tích tạo không gian trong lành, mát mẻ mang lại sự thư giãn cho khách du lịch khu đến tham quan.
Ban quản lý đền Lựu Phố cần đẩy mạnh và khuyến khích nhân dân kinh doanh đúng khu vực đăng ký và phải kinh doanh đúng pháp luật trong phạm vi khu vực di tích.
Ban quản lý đền Lựu Phố cần có những chính sách để đảm bảo trật tư an ninh mỗi khi mùa lễ hội đến, tránh tình trạng xảy ra những tệ nạn không đáng có khi diễn ra lễ hội.
Tiểu kết Chương 3
Với xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa như ngày nay, các ngành kinh tế đều theo đuổi mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng cao trong toàn ngành, ngành Du lịch cũng vậy, là một ngành công nghiệp không khói, du lịch đang tiến tới phát triển đạt lợi nhuận cao mang lại kinh tế không chỉ cho một vùng mà cho cả một đất nước để sánh vai với các nước trong khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần có những chính sách để phát triển du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Ngoài ra cần phải đưa ra các giải pháp hay kiến nghị nhằm phát triển và nâng tầm ảnh hưởng của điểm du lịch.
Đối với tỉnh Nam Định, hướng tới sự phát triển du lịch tâm linh với những địa điểm di tích văn hóa lịch sử mang dấu ấn thời đại và có nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Nam Định đã có nhiều chính sách trong việc đẩy mạnh công tác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh như: đầu từ cải tạo, trùng tu các khu di tích lịch sử văn hóa, đầu tư vốn để địa phương phát triển du lịch, sáng tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù nhằm thu hút khách du lịch. Những chính sách đó đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho địa phương và cho toàn tỉnh.
Đền Lựu Phố là một trong những nơi được tỉnh đầu tư và chú trọng tròn việc phát triển du lịch. Những giải pháp đưa ra nhằm phát triển du lịch nơi đây là rất cần thiết như: chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực khu di tích hay đẩy mạnh quảng bá du lịch của di tích là những giải pháp phù hợp để thu hút khách du lịch đến với di tích.
Những đề xuất kiến nghị cũng là điều cần ban quản lý hay địa phương khu di tích cần lắng nghe và tham khảo vì nó mang lai nhiều lợi ích cho khu di tích.
KẾT LUẬN
Khai thác những giá trị độc đáo của di tích lịch sử văn hóa là một trong những điều cần thiết để phát triển du lịch. Giá trị của di tích gắn liền với lịch sử, văn hóa và cả kiến trúc nghệ thuật, mang lại những sắc thái riêng gắn với thời kì lịch sử xây dựng nên di tích.
Nhắc đến truyền thống văn hóa Việt Nam là nhắc đến lễ hội, lễ hội là cái nôi của văn hóa, là không gian điển hình mang đậm màu sắc dân tộc. Lễ hội mang những vai trò đích thức trong cuộc sống của con người và có thể nói đến những vai trò như lễ hội có giá trị phản ánh, bảo lưu và lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc từ đời này sang đời khác, lễ hội mang tính cộng đồng cao, lễ hội là dịp vui chơi giải trí hay lễ hội giúp nhân dân tưởng nhớ, tạ ơn và thể hiện ước vọng đông đảo của quần chúng nhân dân. Tất cả những vai trò đó đã nói lên bản sắc truyền thống của lễ hội mà cộng đồng nhân dân vô cùng coi trọng.
Vì vậy, di tích lịch sử văn hóa và lễ hội mang một ý nghĩa cực kì quan trọng trong qua trình phát triển du lịch ngày nay.
Nam Định - một mảnh đất với nhiều di tích lịch sử văn hóa mang giá trị tâm linh đặc sắc của đất nước như: Đền Trần, Đền Bảo Lộc, chùa Phổ Minh, cột cờ Thành Nam, Phủ Dày, đền Lựu Phố,… mang lại cho khách du lịch những tò mò về mảnh đất nơi đây, một mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc.
Đền Lựu Phố (thuộc xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cổ vật độc đáo thuộc thế kỉ 13 đã mang lại những sự tò mò nhất định cho du khách mỗi khi về tham quan nơi đây. Ở đây, vẫn còn lưu giữu được những giá trị lịch sử độc đáo, đây là nơi ở của Thái sư Trần Thủ Độ mỗi khi ông về đây để chầu và yết kiến vua triều Trần, là một trong những
căn cứ trong cuộc đấu tranh của nhân dân chống quân xâm lược Mông – Nguyên, ngoài ra nơi đây cũng là căn cứ của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Kiến trúc thế kỉ 13 là một điều thú vị trong di tích kiến trúc Lựu Phố, hiện nay tại đền vẫn còn lưu giữ được kiểu kiến trúc thời Trần và thời
Nguyễn, đền được xây dựng theo trật tự từ ngoài vào trong: nghi môn, tiền đường, 66
hậu đường, chính cung. Ngoài những giá trị về kiến trúc và lịch sử, đền Lựu Phố còn có cả những giá trị về cổ vật. Hiện nay, đền Lựu Phố vẫn còn lưu giữ được một số di vật, cổ vật như: khám và tượng thờ Thái sư Trần Thủ Độ được bài trí trang trọng trên ban thờ tại tòa trung đường; Ngai và bài vị thờ Thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và hai cha con Thám hoa Hà Nhân Giả và 5 đạo sắc phong ghi nhận công đức của Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo và hai cha con Thám hoa Hà Nhân Giả, trong đó có 4 đạo niên hiệu Khải Định 9 (1924) và 1 đạo niên hiệu Duy Tân 5 (1911); Đại tự và biển nhờ về thân thế, sự nghiệp của Thám hoa Hà Nhân Giả.
Với những giá trị đặc sắc đó, đền Lựu Phố thu hút khá đông khách tham quan nhưng chủ yếu là học sinh, sinh viên đi nghiên cứu học tập thực tế, ngoài ra cũng có đông khách đi cầu may mắn, ít du khách về thăm chơi. Thời gian khách đi du lịch ở đây cũng khá ngắn chủ yếu là trong ngày. Theo phiếu điều tra thực tế, du khách chủ yếu đi tham quan chính trong mùa diễn ra dịp lễ hội và ngày lễ khác. Vì vậy, tỉnh Nam Định và ban quản lý khu di tích cũng đã có những chính sách quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút khách du lịch đến tham quan tại di tích. Đẩy mạnh công tác xây dựng sản phẩm du lich đáo, mang lại hứng thú cho du khách.
Việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch nơi đây là điểm cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Chính quyền địa phương, các cấp, ban, ngành cần đưa ra nhanh và kịp thời để thúc đẩy du lịch địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
[1] Hoàng Đạo Cương (2019), Kiến trúc đền Việt Nam qua tư liệu Viên Bảo tồn di tích T.1, NXB Văn hóa Dân tộc
[2] Thiều Chửu (1999), Hán Việt từ điển, NXB Văn hóa Thông tin
[3] Lê Thu Hương (2015), Nhập môn du lịch học, NXB Giáo dục Việt Nam [4] Nguyễn Tiến Nam (2020), Khai thác giá trị di tích đình Tây Đằng phục vụ hoạt động du lịch, Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
[5] Trần Thị Nga (2012), Di tích lịch sử văn hóa đền, chùa Lựu Phố, NXB [6] Lê Hồng Phúc (2013), Những điều cần biết về lễ hội truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc
[7] Nguyễn Lan Phương (2018), Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, NXB [8] Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, [9] Nguyễn Kim Thản (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Sài Gòn [10] Nguyễn Bích Thủy (2020), Khai thác giá trị khu du lịch Quốc gia Tam Chúc gắn với phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam, Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
[11] Thủ tướng Chính phủ (2020), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải đồng bằng Bắc bộ năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
[12] Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
[13] Quốc hội (2017), Luật du lịch
[14] Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hóa
[15] Ủy ban thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh du lịch
II. Tài liệu tham khảo trên Internet
[15] http://myphuc.namdinh.gov.vn/xamyphuc/2422/35303/44337/Gioi- thieu/?fbclid=IwAR3nVyHVe5x2gt8VNRagSykPrnd5Tnxc15qbkjTHwz81Oq_ QFUXSesMWsDk [16] http://www.tapchidulich.net.vn/xay-dung-va-quang-ba-thuong-hieu- san-pham-du-lich-dac-thu-tinh-nam- dinh.html? fbclid=IwAR0oDWvYAtCjyYVz1pp3CRMldfuSZaX3hboQdNHZ3M6QB2H- 3B19R-GuQeE [17] http://vietnamhotel.org.vn/vn/tourism/654/289/Cac-nghi-le-trong-le- hoi.vha?fbclid=IwAR17vGWxEzaQyuQJit- UY7Bs3MOjRCIlZQPg__i0rNzypJPIHlOUjs0Lw3k [18] https://enternews.vn/nam-dinh-my-loc-day-manh-phat-trien-kinh-te- xa-hoi- 169630.html?fbclid=IwAR3HtCXE01kOjx3LA81DsgGsZpgz6QOaqljHe0daaa kgjzVAgWgce-D8Ozs [19] http://www.baonamdinh.vn/channel/5093/201109/den-Luu-Pho- duoc-cong-nhan-la-di-tich-Lich-su-Van-hoa-cap-quoc-gia- 2124268/? fbclid=IwAR207pPqiOAy68_o6itrPE- A_WJU49nZB8vDTYBCAPl2p14u6QtyrQPynOc [20] http://www.vietnam- tourism.com/index.php/about/items/2391? fbclid=IwAR0f64_IkgO3A5rH9rrptO eXU95zV92sQcA2o9iApoklAtCwzw5txNPSAaY [21]https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_t%C3%ADch_Vi%E1%BB%87t_Na m
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số tour du lịch sưu tầm.
Phụ lục 2: Sưu tầm bản phiên âm và dịch nghĩa của một số di vật, cổ vật còn lưu giữ tại đền Lựu Phố.
Phụ lục 3: Mẫu phiếu điều tra khảo sát của khách du lịch tại đền Lựu Phố và kết quả.
Phụ lục 4: Một số hình ảnh tại đền Lựu Phố
Phụ lục 1: Một số tour du lịch sưu tầm
HÀ NỘI - NAM ĐỊNH - HÀ NỘI (1 NGÀY)
Hà Nội - Đền Trần - Đền Bảo Lộc - Đền Lựu Phố - Phủ Dày - chùa Cổ Lễ - Hà Nội
Thời gian: 1 ngày
06h30: Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Nam Định. Trên đường đi Quý khách dừng nghỉ ngơi ăn sáng tại Phủ Lý (chi phí tự túc).
08h30: Quý khách bắt đầu hành trình đến với Đền Trần để tìm hiểu về vị tướng tài ba của dân tộc Hưng Đạo Đại
Phương tiện: Ô tô
Vương. Tiếp tục thăm Chùa Phổ Minh với tháp cao 14 tầng là biểu tượng của phật giáo Việt Nam.
19h30: Đoàn về Đền Bảo Lộc - một trong ba nơi linh thiên gắn liền với tích truyện của vua Trần “Sinh Kiếp Bạc, Thác Trần Thương, Quê Hương Bảo Lộc” cùng tìm hiểu về huyền tích mà Đức thánh Trần đã để lại cho thế hệ ngày nay.
10h30: Đoàn thăm đền Lựu Phố - nơi thờ Thống đốc Thái sư Trần Thủ Độ, bên cạnh đó quý khách sẽ được tìm hiểu giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa tồn tại đến tận bây giờ.
11h30: Đoàn về nhà hàng, ăn trưa, nghỉ ngơi tại nhà hàng
thống của người Việt, nơi có đền thờ bà chúa Liễu Hạnh (phủ chính) phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn.
15h30: Đoàn thăm quan Chùa Cổ Lễ - với tháp Cửu Phẩm Liên Hoa - một biểu tượng tiêu biểu của phật giáo từ thới Lý Trần 17h30: Đoàn lên xe trở về Hà Nội
19h30: Đoàn về tới điểm hẹn tại Hà Nội, chia tay quý khách và kết thúc chương trình.
Hẹn gặp lại Quý khách trong những chuyến du lịch tiếp theo.
GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 580.000VNĐ/ KHÁCH
(Áp dụng cho khách lẻ. Khách đoàn vui lòng liên hệ để có giá tốt nhất)
GIÁ TOUR TÂM LINH NAM ĐỊNH 1 NGÀY BAO GỒM:
Xe ô tô máy lạnh, đời mới đưa đón đoàn đi tham quan theo chương trình. Mức ăn: 120.000 đ/suất/bữa chính.
Bảo hiểm du lịch.
Hướng dẫn viên kinh nghiệm, nhiệt tình theo suốt tuyến. Vé tham quan, thắng cảnh vào cửa 1 lần. Nước uống 1 chai 0.5l /người/ngày.
GIÁ TOUR TÂM LINH NAM ĐỊNH 1 NGÀY KHÔNG BAO GỒM:
Thuế VAT.
Chi tiêu cá nhân: giặt là, điện thoại, đồ uống ngoài chương trình.
GIÁ TOUR TÂM LINH NAM ĐỊNH 1 NGÀY CHO TRẺ EM:
Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí (ăn uống cha mẹ tự lo) mỗi phòng chỉ được kèm 01 trẻ em miễn phí, trường hợp 2 trẻ miễn phí sẽ tính ½ suất người lớn. Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi tính 50% giá của người lớn, ngủ chung giường với người lớn.
Trẻ em từ 11 trở lên tính giá như người lớn.
HÀ NỘI - NAM ĐỊNH - NINH BÌNH - HÀ NỘI (1 NGÀY)
Hà Nội - Đền Trần - Đền Bảo Lộc - Đền Lựu Phố - Hành Cung Vũ Lâm - Hà Nội
Thời gian: 1 ngày Phương tiện: Ô tô
05h00: Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Nam Định. Trên đường đi dừng chân tự túc ăn sáng tại Phủ Lý.
08h30: Tới Nam Định, Quý khách thăm quan và thắp hương tại Phủ Thiên Trường - tức Đền Trần, nơi được các vua Trần sau khi nhường ngôi cho thái tử thường lui về đây an dưỡng tuổi già. Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy
vào thế kỷ thứ 15. Đền Trần Nam Định gồm 3 công trình kiến trúc chính, là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa
chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu.
10h30: Tiếp tục chương trình, xe đưa Quý khách về thăm đền Bảo Lộc và đền Lựu Phố nơi thờ Thống đốc Thái sư Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung và Công chúa Bạch Hoa
12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng trong thành phố, sau đó tự do thăm quan và chụp ảnh bên tượng đài Trần Hưng Đạo, bức tượng bằng đồng nặng 18 tấn, cao 2,15m bên bờ hồ Vị Xuyên.
14h00: Đoàn khởi hành đi Ninh Bình hành trình đưa quý khách tới bến thuyền, tham quan Hành cung Vũ Lâm - một căn cứ quân sự thời Trần, nằm ngay trong vùng núi thành Nam của kinh đô Hoa Lư xưa và gắn với sự kiện các vua Trần xuất gia tu hành, mở mang phật giáo cũng từ đây. Hiện nay, khu vực di
tích hành cung Vũ Lâm thuộc quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình... Thuyền sẽ đưa Quý khách thưởng ngoạn phong cảnh non nước hữu tình và cùng trải nghiệm những cảm giác thú vị khi đi xuyên qua những hang động nơi đây. Tiếp tục hành trình quý khách sẽ được đến tham quan, làm lễ dâng
hương tại Đền Trần (Ninh Bình) - một di tích thuộc Hoa Lư tứ trấn. Đền do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng cùng thời với đền Hùng ở Phú Thọ.
16h30: Quý khách lên xe về Hà Nội.
18h00: Về đến Hà Nội, chia tay đoàn kết thúc chuyến đi. Hẹn gặp lại Quý khách trong các chương trình tour lễ hội tiếp theo!
GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 615.000 VNĐ/ KHÁCH
GIÁ TOUR TÂM LINH HÀ NỘI - NAM ĐỊNH – NINH BÌNH – HÀ NỘI 1 NGÀY BAO GỒM:
Xe ô tô máy lạnh, đời mới đưa đón đoàn đi tham quan theo chương trình. Mức ăn: 130.000 đ/suất/bữa chính.
Bảo hiểm du lịch.
Hướng dẫn viên kinh nghiệm, nhiệt tình theo suốt tuyến. Nước uống 1 chai 500ml /người/ngày.
GIÁ TOUR TÂM LINH NAM ĐỊNH, NINH BÌNH 1 NGÀY KHÔNG BAO GỒM:
Thuế VAT.
Chi tiêu cá nhân: giặt là, điện thoại, đồ uống ngoài chương trình.
GIÁ TOUR TÂM LINH NAM ĐỊNH, NINH BÌNH 1 NGÀY CHO TRẺ EM:
Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí (ăn uống cha mẹ tự lo) mỗi phòng chỉ được kèm 01 trẻ em miễn phí, trường hợp 2 trẻ miễn phí sẽ tính ½ suất người lớn. Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi tính 50% giá của người lớn, ngủ chung giường với người lớn.
Phụ lục 2: Sưu tầm bản phiên âm và dịch nghĩa của một số di vật, cổ vật còn lưu giữ tại đền Lựu Phố.
Bài vị thái sư Trần Thủ Độ
Phiên âm: Trần triều Thái sư chiêu vũ linh ứng hoằng văn đại vưcmg hoang văn tôn thần.
Dịch nghĩa: Vị tôn thần đại vưcmg Thái sư triều Trần có văn công rõ rệt thiêng liêng hiếu biết sâu rộng