-Trình độ học vấn: rất quan trọng, là yếu tố quyết định chất lượng, kỹ năng lao động, cũng như chọn nghề phù hợp để học. Khi người lao động có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tự học hỏi, dễ nắm bắt kiến thức mới, nâng cao khả năng tiếp thu, tư duy sáng tạo trong học nghề cũng như áp dụng kỹ thuật mới trong lao động.
-Độ tuổi: ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động, hình thức lao động. Đặc biệt là lao động nông thôn, vì công việc thường mang tính chất năng nhọc nên cần sức khoẻ tốt. Tuổi của người lao động sẽ quyết định việc có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong lao động và có sức khoẻ tốt dễ nắm bắt kiến thức mới và vận dụng nó trong lao động.
-Nhận thức về lợi ích của việc học nghề: học viên là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách đào tạo nghề, họ phải nhận thức được học nghề không chỉ để có bằng cấp mà học nghề để tìm được việc làm, tăngthu nhập và ổn định cuộc sống.
-Kinh nghiệm về nghề được đào tạo: Có kinh nghiệm về nghề đang học cũng làm cho người lao động hứng thú với công tác đào tạo nghề, dễ dàng tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới hơn.
-Sự hiểu biết về Quyết định 1956: việc am hiểu cũng như nắm rõ về thông tin Đề án đào tạo nghề có phần quan trọng trong việc giúp cho người lao động tham gia học nghề nhiều hơn, để từ đó chọn cho mình một nghề phù hợp hoặc đã có kinh nghiệm để học.
-Thu nhập: phần lớn thu nhập của người lao động ở khu vực nông thôn thấp chủ yếu từ nông nghiệp, cuộc sống nhiều khó khăn cũng thúc đẩy họ tham gia học nghề để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.