Đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý về công tác đào tạo nghề tại Thành

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của đào tạo NGHỀ đối với NGƯỜI NÔNG dân tại THÀNH PHỐ tây NINH (Trang 57 - 59)

tạo điều kiện cho người lao động không phải đi xa do thành phố không có kinh phí hổ trợ tiền xăng cho người lao động nên không tập trung về cơ sở dạy nghề cho nên không có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy nghề, cũng đã ảnh hưởng một phần đến chất lượng dạy và học nghề.

4.3 Đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý về công tác đào tạo nghề tạiThành phố Tây Ninh: Thành phố Tây Ninh:

Kết quả điều tra cán bộ quản lý đào tạo nghề gồm có 01 đồng chí công tác ở Hội nông dân Thành phố, 01 đồng chí công tác ở Phòng Lao động thương binh-xã hội Thành phố, 03 đồng chí công tác ở Hội nông dân 3 xã Bình Minh, Thạnh Tân và Tân Bình tại Thành phố Tây Ninh.Cụ thể:

-Có 3 ý kiến cho rằng phát triển công tác đào tạo nghề hiện nay là rất cần thiết, nó đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động địa phương, giúp cho người lao động có thêm cơ hội tìm được việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó còn giúp họ tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng và hội nhập kinh tế thế giới.

-Có 2 ý kiến cho rằng phát triển công tác đào tạo nghề hiện nay là cần thiết, vì dạy nghề giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Theo ý kiến của tất cả các đồng chí tham gia quản lý dạy nghề thì hiện nay công tác dạy nghề trên địa bàn Thành phố Tây Ninh cũng khá thuận lợi do được sự quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo kịp thời của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố và ngành cấp trên. Qua đó, chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố đã đi vào cuộc sống, bà con nông dân được học nghề đã góp phần vào việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất vật

nuôi, cây trồng, dịch vụ kinh doanh, tạo điều kiện cho lao động nông thôn là những người không đủ điều kiện vào làm trong các doanh nghiệp có một nghề phù hợp với khả năng, sức lao động, sát với nhu cầu thực tế ở địa phương. Đã giúp cho lao động nông thôn có thêm việc làm, cải thiện đời sống, có thu nhập cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, tất cả các đồng chí quản lý lớp có ý kiến là công tác đào tạo nghề vẫn còn một số hạn chế:

-Sở Lao động thương binh-xã hội vẫn còn phân bổ một số lớp không phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế tại địa phương, ở nông thôn đất đai thì rộng lớn mà cho mở lớp trồng rau theo phương pháp thuỷ canh dẫn đến không thu hút được người lao động tham gia học.

-Các ban ngành của Thành phố Tây Ninh đã cố gắng mở rộng các ngành nghề đào tạo, nhưng có một số nghề phù hợp với nhu cầu của lao động nông thôn nhưng không mở được do không đủ số lượng học viên đề mở lớp.

-Chưa có chương trình dạy nghề riêng để mở lớp theo nhu cầu của người lao động có kinh nghiệm và tay nghề vì họ chỉ cần nâng cao tay nghề nên không cần thời gian đào tạo dài ngày. Cần nên có chương trình dạy nghề riêng, đa dạng cho nhiều đối tượng, phù hợp với trình độ khác nhau của người lao động.

-Do đối tượng học nghề thường là lao động chính trong gia đình nên thời gian học vào giờ họ làm việc để kiếm sống thì họ không thể tham gia học nghề được.

-Do tạo điều kiện cho người lao động không phải đi xa để học nghề nên

không tập trung học viên về cơ sở dạy nghề, đây cũng nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác dạy nghề do không có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy nghề.

-Đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm cho học viên, sau học nghề học viên đều tự tìm việc làm, chưa có cấp nào đứng ra hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động.

Với kết quả nghiên cứu trên cho thấy cần đầu tư cơ sở vật chất cho công tác đào tạo nghề, mở rộng, phát triển ngành nghề đa dạng, đa dạng trong hình thức đào tạo nghề, tuỳ từng đối tượng mà linh hoạt sắp xếp thời gian học hợp lý.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của đào tạo NGHỀ đối với NGƯỜI NÔNG dân tại THÀNH PHỐ tây NINH (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w