Màu thực phẩm tartrazin được sử dụng rất phổ biến trên thị trường bởi sự tiện lợi, đa dạng, những công dụng và lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên cũng có những tác dụng không mong muốn xảy ra nếu dùng quá lượng cho phép, Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nhà sản xuất đã lợi dụng điều này để thu lợi cho cá nhân và vô tình gây hại cho người sử dụng, chính vì điều đó cần phải xây dựng các tiêu chuẩn nhằm xác định lượng tartrazin có trong từng loại thực phẩm, hạn chế tối đa tác dụng có hại trên cơ thể người đặc biệt là trẻ nhỏ.
Trong TCVN 5517-1991 về thực phẩm - phương pháp xác định phẩm màu hữu cơ tổng hợp tan trong nước….. cũng đã xây dựng chi tiết cho việc xử lý mẫu và định tính tartrazin trong thực phẩm
Các phương pháp chiết xuất tartrazin trong nền mẫu thực phẩm:
Phương pháp chiết xuất cần thiết loại bỏ tất cả các chất có thể làm ảnh hưởng đến kết quả. Hầu hết các biến phương pháp là chiết tách, chiết pha, và lọc qua màng
Chiết pha rắn (SPE) được sử dụng chất hấp thụ như C18, polyamide, chất thấm qua gel sắc ký (GPC) và polyme styren-divinylbenzen và dung môi để chiết xuất chất màu trong thực phẩm. Lựa chọn hỗn hợp dung môi là điều kiện cần thiết . SPE là một phương pháp đơn giản và có thể chiết xuất các màu chất không có tạp chất. Thực phẩm trước khi qua SPE cần được xử lý bằng methanol, acid acetic.
Phương pháp màng lọc: Chiết xuất chất màu từ đồ uống có cồn được hòa tan trong nước bằng cách đun nóng, làm lạnh, pha loãng thành 50 mL với nước và được lọc qua màng lọc 0,45 µm.
Phương pháp chiết lỏng lỏng (LLE)
Chiết xuất lỏng-lỏng (LLE) hoặc chiết xuất dung môi dựa trên sự phân tách các hợp chất theo độ hòa tan tương đối của chúng trong hai chất lỏng không thể trộn lẫn khác nhau như nước, etanol,metanol, rượu isopropyl, axetat và amoniac.
Các phương pháp xác định tartrazin trong nền mẫu thực phẩm:
Phương pháp EME-HPLC-UV hiệu quả đã được sử dụng xác định tartrazine trong mẫu thực phẩm. Để chiết xuất phân tử phân cực như tartrazine, một số tham số bao gồm thành phần SLM, điện áp áp dụng, pH của các dung dịch, thời gian chiết và tác dụng của muối là được đánh giá và tối ưu hóa.
Sắc ký lỏng-Khối phổ (LC-MS): Sắc ký lỏng kết hợp với khối phổ kế có độ nhạy cao.
Sắc ký lớp mỏng (TLC) là phương pháp so sánh tỷ lệ giữa các giá trị ( R f ) giữa mẫu màu chuẩn và mẫu thực phẩm, có hỗ trợ đèn huỳnh quang để xác định tartrazine.
Điện di mao quản (CE) là một phương pháp điện di trong đó phân tích và tách của các phân tử được kết luận trong một ống mao dẫn
Sắc ký lỏng (HPLC/PDA)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2019), Thông tư 24/2019/TT-BYT Quy định về quản lý phụ gia thực phẩm.
2. Nguyễn Hải Hoà, “Tổng quan về sử dụng chất tạo màu trong sản xuất thực phẩm” Đại học công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Kamal A. Amin1 ,2* and Fawzia S. Al-Shehri (2018) “Toxicological and
safety assessment of tartrazine as a synthetic food additive on health biomarkers: A review” REVIEW.
4. Kobun Rovina1,2 Shafiquzzaman Siddiquee*1, and Sharifudin Md
Shaarani (2017) “A review of extraction and analytical methods for the determination of Tartrazine (E 102) in foodstuffs” Accepted
Manuscript.
5. Seaid Yaripour Ali Mohammadi1, 2 Saeed Nojavan3 (2016)
“Electromembrane extra ction of tartrazine from food samples: Effe cts of nano-sorbents on membra ne performance” Research Article.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Tartrazin trong thực phẩm ... 19 Hình 2. Công thức cấu tạo tartrazin... 20
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Danh mục các chất phụ gia màu ... 17 Bảng 2A: Giới hạn cho phép tartrazin trong thực phẩm ... 25 Bảng 2B: Giới hạn cho phép tartrazin trong thực phẩm ... 2