Theo quy định mới của Cục Nghề cá biển quốc gia Mỹ (NMFS) nhằm thực thi Luật Thông tin cho người tiêu dùng về bảo vệ cá heo của Mỹ (the Dolphin Protection Consumer Information Act - DPCIA), kể từ ngày 21/5/2016 trở đi, để tất cả các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu vào Mỹ có đủ điều kiện dán nhãn “An toàn Cá heo” (Dolphin Safe) thì các nhà máy chế biến xuất khẩu phải cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ thủy sản, Giấy chứng nhận của thuyền trưởng tàu khai thác xác nhận rằng không có lưới vây hay thiết bị khai thác nào khác cố ý được sử dụng để bao vây cá heo trong suốt chuyến đi đánh bắt cá ngừ, và không có con cá heo nào bị giết hoặc bị thương nghiêm trọng trong các lần đánh bắt hay sử dụng các thiết bị để đánh bắt cá ngừ. Chính bởi vì việc hỗ trợ, bảo vệ nguồn lợi cá heo là ưu tiên đối với Mỹ. Do đó, Đạo luật Bảo vệ thông tin cho người tiêu dùng về bảo vệ cá heo (DPCIA) đã được ra đời và một trong những nhiệm vụ của luật này là xây dựng một chương trình truy xuất cá ngừ quốc gia. Thuyền trưởng của các tàu khai thác cá ngừ cũng bắt buộc phải có Chứng chỉ hoàn tất khóa học “Đào tạo an toàn cá heo dành cho thuyền trưởng” đối với tất cả các chuyến đánh cá, ngoại trừ các tàu dung lưới vây lớn đánh cá ở vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương có trọng tải hơn 400 tấn.
Và để đáp ứng quy định của Mỹ, các sản phẩm cá ngừ có đủ điều kiện dán nhãn “An toàn Cá heo”, VASEP đã ra đời, cũng đã có thêm những kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo và xem xét bổ sung mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ thủy sản (Fisheries Certificate of Origin), Giấy chứng nhận của thuyền trưởng (Captain Statement) vào Phụ lục IV “Xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác” của Thông tư 50/2015/BNNPTNT, ngày 30/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ khi áp dụng đến nay, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng quá nhiều khi xuất khẩu vào Mỹ khi thực hiện quy định này .
CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU