Về phía doanh nghiệp và ngư dân

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại QUỐC tế đề tài CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU cá NGỪ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ (Trang 32 - 37)

Thứ nhất, tuân thủ quy định pháp luật.

Doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước, tuân thủ các khuyến nghị từ cơ quan ban ngành có liên quan nhằm đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm. Đồng thời tận dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp để tăng và tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cá ngừ sang thị trường Mỹ. Thực hiện tốt việc truy nguồn gốc sản phẩm cá ngừ khai thác theo quy định tại Thông tư 02/2018/TT- BNNPTNT ngày ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT để tiến tới thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử cho nghề cá ngừ. Hệ thống này cũng giúp cho các doanh nghiệp quản lý và vận hành tốt hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của mình theo chuỗi.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng hóa.

Doanh nghiệp cần tổ chức việc tiếp nhận cá ngừ tại các hệ thống cảng biển, trong đó tăng cường cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng đối với cảng biển, giải quyết các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm khi tiếp nhận cá ngừ đại dương. Quy hoạch lại hệ thống cảng cá, bến cá vào những vị trí thuận lợi cho giao thông, dễ dàng vận chuyển cá ngừ tươi đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đưa ra sân bay trong thời gian ngắn nhất. Hệ thống kho bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn về kho lạnh và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, các dịch vụ sửa chưa tàu thuyền, ngư lưới cụ cần được chuyên biệt hóa thuận tiện cho các tàu ra vào sửa chữa.

Ngư dân cũng nên được hỗ trợ để áp dụng công nghệ và ngư cụ đánh bắt chọn lọc để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ngừ, thực hiện nghiêm các quy định về ngư trường đánh bắt và mùa vụ khai thác của cơ quan quản lý trung ương và địa phương để phát triển nguồn lợi cá ngừ phong phú, góp phần giảm thời gian chuyến biển và giảm chi phí sản xuất.

Thứ ba, đẩy mạnh liên doanh liên kết trong chuỗi giá trị

Để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc thì các hình thức liên kết ngang và dọc theo chuỗi giá trị cá ngừ nên được mở rộng và tăng cường. Đồng thời, yếu tố quy mô trong khai thác cá ngừ nên được cân nhắc.

Về liên kết ngang theo chuỗi: hỗ trợ ngư dân tham gia các tổ, đội hoặc thành lập mới các tổ, đội ở những nơi có đủ điều kiện để tận dụng lợi thế mua nguyên liệu đầu vào với khối lượng lớn (xăng/dầu, nước đá, lương thực/thực phẩm, ngư lưới cụ… được chiết khấu từ 10-15%), đồng thời tạo ra sản lượng lớn để ký hợp đồng bán trực tiếp cho DNCB nhằm tăng thêm lợi nhuận cho ngư dân (tăng từ 500-700 đồng/kg so với bán qua thương lái/chủ vựa). Đối với các DNCB, khi liên kết lại với nhau sẽ có thể xây dựng được thương hiệu cá ngừ chung của Việt Nam, và thống nhất giá chào bán sản phẩm ở các thị trường, tránh tình trạng mỗi doanh nghiệp chào một giá khác nhau, ảnh hưởng đến uy tín và năng lực cạnh tranh sản phẩm cá ngừ của Việt Nam trên trường quốc tế.

Về liên kết dọc theo chuỗi: DNCB nên đóng vai trò là “hạn nhân” của chuỗi, vừa là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất (chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho ngư dân khai thác cá ngừ theo tiêu chuẩn chất lượng đặt hàng của doanh nghiệp) và bao tiêu sản phẩm theo cơ chế thị trường. Nên đẩy mạnh các hình thức liên kết dọc theo cơ chế hợp đồng kinh tế (tránh hợp đồng “miệng”) nhằm ràng buộc việc thực hiện hợp đồng và chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa các tác nhân trong chuỗi.

KẾT LUẬN

Trong năm 2020 chúng ta đã phải đối mặt với đại dịch covid 19 để lại nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cá ngừ nói triêng. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn giữ vững được tinh thần và thành quả khá tốt nếu so với các nước cùng xuất khẩu cá ngừ khác. Trong năm 2021, khi đã có kinh nghiệm ứng phó với covid 19 và đồng thời vắc xin đã ra đời, hoạt động xuất khẩu cá ngừ đã mạnh mẽ trở lại với 9 tháng đầu năm chúng ta xuất khẩu vào Mỹ nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Indonesia. Từ đó có thể thấy được sự nỗ lực của các doanh nghiệp nước ta trong bối cảnh đại dịch là vô cùng đáng nể để đạt được mục tiêu doanh nghiệp đồng thời là giữ chân những khách hàng ở hiện tại.

Nhu cầu cá ngừ của thị trường Mỹ là vô cùng lớn. Vậy nên, chúng ta phải nâng cao khả năng cạnh tranh để xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường này mà phải rất lưu tâm đến tiêu chuẩn trong đánh bắt cá. Sở dĩ phải coi trọng quy trình đánh bắt bởi vì xu thế chung của thế giới hiện nay là mọi sản phẩm đều phải đáp ứng được tiêu chí bảo vệ môi trường và bất kỳ ai cũng phải tuân thủ theo những chính sách về môi trường đó. Mỹ cũng vậy, họ yêu cầu chứng nhận “Cá heo an toàn” tức là chỉ có cá mà quy trình đánh bắt đảm bảo sự an toàn cho loài cá heo và được dán chứng nhận ấc heo an toàn mới được nhập khẩu vào thị trường nước này.

Mặc dù vậy chúng ta cũng phải thừa nhận rằng hoạt động Marketing của mình chưa thật sự hiệu quả khi sang thị trường Mỹ. Chúng ta đang nhập khẩu cá ngừ vào họ với nhiều nhãn hiệu thương hiệu khác nhau nên mức độ tập trung là chưa có và sự nhận diện thương hiệu cũng thấp. Do đó cần đẩy mạnh hơn hoạt động tiếp thị quảng cáo, để tăng giá trị cảm nhận của khách hàng đối với loại cá ngừ thơm ngon của nước ta, đồng thời cũng từ đó có thể nâng cao giá bán để tăng doanh thu cho các doanh nghiệp.

Cuối cùng, đóng vai trò quyết định nhất vẫn là các chính sách thương mại giữa hai nước Việt Nam và Mỹ. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ (BTA) được ký kết tháng 12 năm 2001 là dấu mốc to lớn đối với ngành xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Từ khi hiệp định được thông qua tới nay, đã mở ra nhiều cơ hội đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ từ 1 tỷ USD vào năm 2000 đã tăng lên 10 tỉ USD vào năm 2007, chủ yếu nhờ tác động của việc ký kết BTA. Vì vậy rõ ràng là quan hệ thương mại giữa hai nước đóng vai trò quyết định trong hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó nhà nước luôn nỗ lực mở cửa quan hệ quốc tế, luôn có những cuộc đàm phán thương lượng giúp chúng ta gỡ bỏ được bớt rào cản trong quá trình đưa hàng hóa của chúng ta ra thế giới.

Bài tiểu luận của Nhóm 18: Chính sách xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường Mỹ đã giải quyết được phần nào những yêu cầu đặt ra ở lời mở đầu đồng thời đã đưa ra những kiến nghị đề xuất để các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu cá ngừ có thể áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh và phát triển hơn nữa trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót và Nhóm 18 luôn luôn sẵn sàng đón nhận và tiếp thu những đánh giá, phản hồi của mọi người để có thể giúp bài tiểu luận trở nên hoàn thiện hơn. Nhóm 18 xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. VCCI, 2021. HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. 1st ed. [ebook] Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI, pp.1-5. Xem tại: <https://vcci.com.vn/uploads/Ho-so-TT- My_2019_cap-nhat- T12.2019.pdf > [Truy cập ngày 04/12/2021].

2. 123docz.net. 2021. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT. [online] Xemtại: <https://123docz.net//document/2306766-phan-tich-nhung-dac- diem-chu-yeu-cua- thi-truong-my-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-doanh-nghiep-xuat- khau-viet-nam.htm >[Truy cập ngày 04/12/2021].

3. 2021. HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. 1st ed. [ebook] VIETRADE, pp.3-9. Xem tại: <http://thitruongnongsan.gov.vn/images/2013/HSTT_HoaKy_2015.pdf > [Truy cập ngày 04/12/2021].

4. Diendandoanhnghiep. 2021. THÚC ĐẨY GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - HOA KỲ: CÒN NHIỀU DƯ ĐỊA HỢP TÁC ĐẦU TƯ. [online] Xem tại:

<https://www.google.com/url?q=https://diendandoanhnghiep.vn/thuc-day-giao- thuong-viet-nam-hoa-ky-con-nhieu-du-dia-hop-tac-dau-tu-

211237.html&sa=D&source=docs&ust=1638982078919000&usg=AOvVaw22Dm4j8 WgEo15IE1lRIQt4 >[Truy cập ngày 04/12/2021].

5. IMARC, 2021, NORTH AMERICA TUNA MARKET: INDUSTRY TRENDS, SHARE, SIZE, GROWTH, OPPORTUNITY AND FORECAST 2021-2026.[online] Xemtại:<North America Tuna Market: Industry Trends, Share, Size, Growth, Opportunity and Forecast 2021-2026>[Truy cập ngày 04/12/2021]

6. VASEP, 25/11/2021, Nguyễn Hà, XUẤT KHẨU CÁ NGỪ CÓ TÍN HIỆU HỒI PHỤC. [online] Xem tại: < Xuất khẩu cá ngừ có tín hiệu hồi phục>[Truy cập ngày 03/12/2021]

7. VASEP, 20/11/2021, MỸ NHẬP KHẨU GẦN 30 NGHÌN TẤN CÁ NGỪ TỪ VIỆT NAM 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2021. [online] Xem tại:<Mỹ nhập khẩu gần 30 nghìn tấn cá ngừ từ Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021>[Truy cập ngày 03/12/2021] 8. Pewtrusts.org, NETTING BILLIONS 2020: A GLOBAL TUNA

VALUATION, https://www.pewtrusts.org/en/research-and-

analysis/reports/2020/10/netting- billions-2020-a-global-tuna-valuation

9. BUSINESS DEVELOPMENT, https://bitly.com.vn/kjaqun

10. National fisheries institute, TUNA FACTS,https://aboutseafood.com/tuna- council-3/tuna-facts/

11. WWF, CẢI THIỆN NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG (FIP),

xem tại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

<https://vietnam.panda.org/our_work_vn/oceans_vn/fisheries_vn/>

12. VASEP, HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU VIỆT NAM, xem tại:

<http://vasep.com.vn/>

13. Trần Việt Hưng, 25/02/2020: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÁ NGỪ

ĐẠI DƯƠNG VIỆT NAM, NHÌN TỪ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CÁ NGỪ PHILIPINE xem tại https://bitly.com.vn/cx6ita [Truy cập ngày 6/12/2021]

14. (2021) TOÀN VĂN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ. 1st ed. [pdf]. Xem tại: https://www.customs.gov.vn/DocLib/T%C3%A0i%20li%E1%BB%87u%20S %E1%BB%9F%20h%E1%BB%AFu%20tr%C3%AD%20tu%E1%BB %87%20(do%20C%E1%BB%A5c%20%C4%90TCBL%20%C4%91%E1%BB %81%20ngh%E1%BB%8B%20%C4%91%C4%83ng%20t%E1%BA%A3i)/ VBPL%20QUOC%20TE/HIEP%20DINH%20THUONG%20MAI%20VIET %20NAM%20-%20HOA%20KY.pdf Truy cập ngày 3/12/2021

15. https://vanbanphapluat.co/ (2021). TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6388:1988. Xem tại:

[ https://vanbanphapluat.co/tcvn-6388-1998-ca-ngu-dong-hop ] Truy cập ngày 3/12/2021

16. Nguyên, D. (2020). CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỦA MỸ (SIMP). Xem tại: [https://thuysanvietnam.com.vn/chuong-

trinh-giam-sat-nhap-khau-thuy-san- cua-my-simp/ ]Truy cập ngày 5/12/2021

17. (2016) QUY ĐỊNH DÁN NHÃN AN TOÀN CÁ HEO CỦA MỸ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CÁ NGỪ. Xem tại:http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-

khau/ca-ngu/thi-truong-the-gioi/quy- dinh-dan-nhan-an-toan-ca-heo-cua-

my-doi-voi-cac-san-pham-ca-ngu- 2230.html Truy cập ngày 4/12/2021

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại QUỐC tế đề tài CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU cá NGỪ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ (Trang 32 - 37)