Triển khai cốt thép chịu uốn

Một phần của tài liệu Phần 4: Phân tích và đánh giá kết cấu - 2 pptx (Trang 44 - 45)

5.11.1.2.1. Tổng quát

Các mặt cắt nguy hiểm đối với việc triển khai cốt thép chịu uốn trong các cấu kiện chịu uốn phải đ-ợc lấy tại các điểm có ứng suất lớn nhất và tại các điểm nằm bên trong khẩu độ mà ở đó cốt thép kề bên kết thúc hoặc đ-ợc uốn lên.

Ngoại trừ tại các điểm gối của các nhịp đơn giản và tại các nút đầu dầm hẫng, cốt thép phải đ-ợc kéo dài ra xa điểm mà tại đó không có yêu cầu cốt thép dài hơn để chống lại sự uốn, với một chiều dài không nhỏ hơn :

 Chiều cao hữu hiệu của cấu kiện

 15 lần đ-ờng kính thanh danh định, hoặc

 1/20 lần nhịp tịnh.

Cốt thép phải tiếp tục kéo dài một chiều dài không nhỏ hơn chiều dài triển khai, d , đ-ợc quy định trong Điều 5.11.2, ra xa điểm mà ở đó cốt thép chịu uốn đ-ợc uốn lên hoặc kết thúc do không cần thiết dài hơn nữa để chịu uốn.

Không đ-ợc kết thúc nhiều hơn 50% số cốt thép tại bất kỳ mặt cắt nào, và các thanh kề nhau không đ-ợc kết thúc trong cùng mặt cắt.

Cốt thép chịu kéo cũng có thể khai triển bằng cách uốn qua thân dầm mà trong đó cốt thép nằm và kết thúc trong vùng chịu nén bằng bố trí chiều dài triển khai d tới mặt cắt thiết kế, hoặc bằng cách làm nó liên tục với cốt thép trên mặt đối diện của cấu kiện.

Phải bố trí các neo bổ xung cho cốt thép chịu kéo của cấu kiện chịu uốn ở những nơi lực trong cốt thép không tỷ lệ thuận với mô-men tính toán nh- sau :

 Làm vát đế móng nghiêng, đánh bậc hoặc vuốt thon đầu.

 Các dầm hẫng ngắn

 Các cấu kiện chịu uốn cao, hoặc

 Cốt thép chịu kéo trong cấu kiện không song song với mặt chịu nén.

Một phần của tài liệu Phần 4: Phân tích và đánh giá kết cấu - 2 pptx (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)